8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsin hở trường THCS
Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh rất rộng, bao quát nhiều vấn đề thuộc nhân sinh quan mà tựu chung nhất là xoay quanh trục "chân-thiện-mỹ" và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương. Nội dung giáo dục đạo đức căn cứ vào chuẩn mực đạo
đức của xã hội, bám sát vào nội dung chương trình môn giáo dục công dân, các môn học khác và tổ chức các hoạt động giáo dục khác kết hợp với giáo dục văn hóa, truyền thống dân tộc, địa phương.
Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS bao gồm:
- Giáo dục lòng yêu nước, hiếu học, tính cộng đồng và tinh thần tự hào dân tộc: Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII đã nêu rõ: “Xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội...” [14]. Lòng yêu nước là tình cảm xã hội tự nhiên của con người với đất nước mình. Lòng yêu nước là tình cảm đối với Tổ quốc thể hiện ở sự tân tâm, tận lực thực hiện nghĩa vụ của mình trước Tổ quốc ở mọi lúc, mọi nơi. Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” [2]. Điều này có nghĩa là muốn giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống hào hùng của dân tộc, trước hết cần phải nắm và hiểu rõ lịch sử dân tộc mình, trong đó môn lịch sử đóng vai trò quan trọng, phải giáo dục cho học sinh thấy được lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước.
- Giáo dục đức tính trung thực, khiêm tốn, lễ phép, nhân ái, thương người: Học tập không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của thanh niên, học sinh, nó không chỉ là nhu cầu tự thân của mỗi người, mà còn là sự đòi hỏi của xã hội đối với mỗi thanh niên, học sinh. Thông qua việc học tập, con người mới phát triển tri thức, mới có tư duy khoa học để hoạt động, đồng thời là cơ sở rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển phẩm chất đạo đức cao đẹp của mỗi con người, hướng con người tới chân lý, tới cái thiện.
- Giáo dục tính tự giác, cần cù, sáng tạo trong lao động: Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, là hoạt động bản chất của con người, nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình cho phù hợp với yêu cầu, lợi ích của con người vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Các khái niệm tốt - xấu, thiện - ác, danh dự, nghĩa vụ, lương tâm được hình thành trong quan hệ giữa con người với con người trên cơ sở lao động. Chính thái độ đối với lao động là thước đo quan trọng, căn cứ vào đó mà ta đánh giá con người lao động nghiêm túc, trung thực, có trách nhiệm hay dối trá, qua quýt, tiếc kiệm hay hoang phí và người lao động chỉ được kính trọng khi có thái độ lao động đúng. Tinh thần lao động cần cù và sáng tạo theo nghĩa chung nhất, đó là thái độ lao động của con người nói chung, là khả năng bền bỉ, chịu đựng gian khổ, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ và là năng lực hoạt động của trí tuệ, khả năng phân tích của trí óc, để tìm ra những biện pháp, hình thức tối ưu nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.
càng phức tạp và nhiều biến động, cùng với sự bùng nổ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0, các em tiếp cận với đủ loại tác động tốt có, xấu có. Những hiện tượng tiêu cực xuất hiện nhiều trong những năm gần đây như: hiện tượng học sinh uống rượu, tiêm chích ma túy, cờ bạc, quan hệ tình dục sớm, bạo lực học đường... Sự thiếu tự tin trong xử lý tình huống của cuộc sống. Chính sự thiếu hụt các kỹ năng sống, lối sống do hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh hiện nay gặp khó khăn trong việc ứng xử trước tình huống thực tế của cuộc sống. Vì vậy, viêc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết để giúp các em nhận biết và điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Tóm lại, nội dung trong các nhóm trên được cụ thể thành 12 nội dung về giáo dục đạo đức cho học sinh THCS như sau: Trang bị những tri thức cần thiết về chính trị, đạo đức, văn hóa, xã hội; Hình thành thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin trong sáng với bản thân, với mọingười; Giáo dục văn hóa sinh hoạt tập thể; Giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính; Giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập; Giáo dục học sinh tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội; Giáo dục tinh thần cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội; Giáo dục tình yêu, tình bạn đúng đắn; Giáo dục ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, nội quy của Nhà trường; Giáo dục truyền thống dân tộc; Giáo dục ý thức lao động; Giáo dục lòng yêu Tổ quốc, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.