Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 84 - 89)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsinh các trường

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất

3.2.1.1. Mục tiêu thực hiện biện pháp

Nhận thức có tác động, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hành động. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản (nhận thức, tình cảm và hành động) có quan hệ chặt chẽ với nhau và có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của đời sống con người.

Mục đích là làm cho các cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhà trường và nhất là giáo viên chủ nhiệm nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh. Giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả. Từ đó tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể trong công tác giáo

dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ quản lý, đoàn thể, giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm có nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh:

Cán bộ quản lý giáo dục là người trực tiếp tổ chức, dẫn dắt các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Nhận thức đúng và có trách nhiệm về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức học sinh đối với cán bộ quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kết quả cũng như chất lượng của hoạt động này. Khi nhận thức hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là quan trọng, cán bộ quản lý sẽ tích cực, tìm tòi, nhiệt tình, chủ động, động viên khuyến khích đoàn thể, giáo viên đồng thời có hướng để chỉ đạo tốt nhất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thấm nhuần đường lối của Đảng, chủ trường chính sách pháp luật Nhà nước về chiến lược phát triển đất nước, chiến lượcc phát triển giáo dục, Luật giáo dục, Điều lệ trường THCS và các quy định về xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Tuyên truyền bằng hình thức treo các băng rôn, áp phích tuyên truyền về đạo đức, giữ gìn phẩm chất đạo đức học sinh, tuyên truyền pháp luật, các tệ nạn xã hội trong khuôn viên nhà trường. Các nội dung tuyên truyền, giáo dục cần tập trung trọng điểm vào các nội dung: Ôn lại các giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam từ xưa tới nay, việc giữ gìn giá trị đạo đức truyền thống, cách tiếp cận với những giá trị đạo đức trong thời kỳ đổi mới, hội nhập đối với học sinh. Trách nhiệm và vai trò, nhiệm vụ cụ thể của cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh.

Cán bộ quản lý là người nắm rõ và hiểu biết đúng đắn về mục tiêu giáo dục, về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, chỉ thị của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cần thực hiện một số nội dung sau:

- Các nhà trường ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đóng vai trò định hướng, uốn nắn những hành vi của học sinh theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội. Do đó, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở trước hết cán bộ

quản lý nhà trường cần có nhận thức đầy đủ và đồng bộ trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở, lối sống cho học sinh trong nhà trường tránh tình trạng giáo dục những vấn đề quá lớn, cao xa, giáo dục mang tính “hàn lâm”, “kinh viện” mà thay vào đó là giáo dục những giá trị đạo đức gần gũi với cuộc sống, giáo dục tính trung thực, lòng nhân ái, lòng tự trọng, sống có đạo lý, sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật, thông qua những câu chuyện, những hành động và việc làm cụ thể trong cuộc sống.

- Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường nhận thức một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.

- Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp, làm cho tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường hiểu và nắm rõ vấn đề, nâng cao các biện pháp hiệu quả hơn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp giáo dục đạo đức cho giáo viên, bởi có tri thức về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là điều cần thiết, song càng cần phải có kỹ năng, phương pháp truyền thụ giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tổ chức các hội nghị, thường xuyên mở chuyên đề để bàn luận về công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Xây dựng và hoàn thiện những quy định về GDĐĐ cho học sinh tại các trường phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Xây dựng một tập thể đoàn kết, thống nhất. Giữa các cấp lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, nhân viên cần đồng lòng, có sự ủng hộ và nhất trí cao để phát huy được sức mạnh của từng cá nhân và tập thể trong việc GDĐĐ cho học sinh.

- Gắn nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, hiệu quả trong việc rèn luyện của học sinh để bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng.

- Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn kết với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… - Cán bộ quản lý nhà trường tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về vai trò, vị trí của gia đình đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở, trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường với xã hội để làm tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở.

* Nâng cao nhận thức của các đoàn thể trong nhà trường về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh:

tiền phong Hồ Chí Minh, luôn gắn với đời sống tinh thần của học sinh. Tất cả các kế hoạch, hoạt động của các đoàn thể nhà trường đã tạo cho các em có một tinh thần học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, thi đua sôi nổi, để từ đó ý thức chấp hành nội quy trường lớp của các em được nâng lên. Chính vì thế việc nhận thức của các đoàn thể nhà trường về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh là hết sức quan trọng. Để nâng cao nhận thức của đoàn thể trong nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cần thực hiện một số nội dung sau:

- Cần tăng cường thường xuyên tổ chức thực hành đạo đức. Bởi lẽ, thực hành đạo đức và pháp luật là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh chuyển hóa bước đầu những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học thành hành vi thói quen.

- Tổ chức các hoạt động tập thể, để học sinh thực hành và thể hiện bản thân với tư cách là một công dân học sinh đối với cộng đồng thông qua các hoạt động như: sinh hoạt đầu tuần trước cờ, hoạt động ngoại khóa, công tác Đoàn-Đội, công tác xã hội, tổ chức báo cáo chuyên đề về giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý… có tác dụng rất lớn đối với học sinh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống. Các tổ chức, đoàn thể cần tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng, thông qua các hoạt động đó sẽ tác động đến nhận thức của các em và các em có ý thức hơn, có việc làm thiết thực hơn, có trách nhiệm hơn với mọi người xung quanh.

- Ngoài ra, các trường Trung học cơ sở trong toàn huyện cần tăng cường công tác quản lý học sinh, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đạo đức và pháp luật. Trong giáo dục đạo đức học sinh chúng ta cần ý thức được rằng các em học sinh bậc Trung học cơ sở đang ở lứa tuổi đan xen giữa người lớn và trẻ em nên tâm lý chưa ổn định. Vì vậy, cần phải lấy công tác phòng ngừa là chính bằng cách uốn nắn, chỉ bảo cho các em những điều hay lẽ phải, những việc được làm và những việc không được làm, để các em cảm nhận mình đang sống trong môi trường giáo dục tốt đẹp, từ đó các em tin vào chính bản thân mình, vào mọi người xung quanh.

- Trường học cần đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thận thiện, học sinh tích cực”, để các em có một niềm tin là ở đó mọi người thân thiện, gần gũi, biết chia sẻ với nhau và sống có trách nhiệm với nhau… Từ đó góp phần giúp các em học sinh phát triển nhân cách của mình một cách toàn diện để trở thành người công dân tốt.

* Nâng cao nhận thức của giáo viên nhất là GVCN về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh:

Trong quá trình dạy học của giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên là người trực tiếp quản lý giáo dục

đạo đức học sinh một cách thường xuyên nhất, là người hằng ngày trực tiếp tiếp xúc với học sinh nhất nên việc nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để nâng cao nhận thức của giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cần thực hiện một số nội dung sau:

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở qua các bài giảng, các buổi tham quan, thực tế, các buổi giao lưu, tiếp xúc với học sinh. Mỗi giáo viên bộ môn tự phấn đấu dạy tốt môn học của mình, trong từng tiết học; chú ý đến từng học sinh, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất, tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh trong môn học, giờ học.

- Cần trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức, quyền và nghĩa vụ của công dân giúp các em có thái độ và thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực của một người học sinh. Về quá trình đánh giá học sinh: cần đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của học sinh, đừng vì “bệnh thành tích thi đua, tỉ lệ yếu kém”… mà làm qua loa, bình quân trong đánh giá xếp loại học sinh.

- Đối với học sinh cá biệt cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm, để có biện pháp giáo dục kịp thời. - Giáo viên cần phải gần gũi, trò chuyện với các em để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành công dân tốt.

- Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp giáo dục học sinh, người đóng vai trò trực tiếp trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà trường, giữa “gia đình, nhà trường, xã hội”. Muốn làm tốt được nhiệm vụ đó, giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Đồng thời phải nắm được địa chỉ, hoàn cảnh của gia đình học sinh, ghi rõ nội dung cần trao đổi vào sổ theo dõi, điện thoại khi cần trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức và ý thức chấp hành kỉ cương pháp luật của học sinh.

- Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải nghiêm khắc, có tấm lòng yêu thương; biết cảm thông chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành nhiều thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin, động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. Giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật.

- Đối với quá trình xử lý học sinh, cần thực hiện đúng tiến trình, quy định và bảo đảm các yêu cầu:

Một là, phải tiến hành “kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định”, “lấy giáo dục làm chính”, tránh xu hướng chỉ phát hiện, xử lý những sai trái và kỷ luật mà không định hướng, uốn nắn, giúp học sinh tự giác thực hiện; đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục nhân tố tiêu cực.

Hai là, cần tạo ra dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội, để “ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu”.

Ba là, cần phải kiên quyết xử lý các vi phạm của học sinh để bảo đảm tính kỷ cương của nhà trường, pháp luật xã hội. Sau khi xử lý, cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương tạo cho học sinh phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.

Chính vì vậy, việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật phải được công bằng, chính xác, từ đó sẽ góp phần tích cực củng cố, phát triển phong trào thi đưa “Dạy tốt - Học tốt” và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động của ngành giáo dục đề ra.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường phải thực hiện tốt đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các qui định của Bộ, Ngành, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác quản lý giáo dục đạo đức. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và tổ chức tốt công tác phối hợp với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức đảm bảo toàn diện, đồng bộ.

Lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh Trung học cơ sở. Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, công nhân viên thông qua các cuộc họp, tọa đàm, đồng thời nêu lên tầm quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên và nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp về công tác giáo dục đạo đức của học sinh, vì giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và sát với học sinh nhất, từ đó nắm được tâm tư, sở thích, tình cảm, nguyện vọng của các em để giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)