1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và giáo dục đào tạo của huyện Tuy
Châu Kim Huệ, THCS An Hiệp, THCS Nguyễn Thái Bình, THCS Huỳnh Thúc Kháng, THCS Lê Thánh Tông, THCS Võ Trứ, THCS Trần Rịa, THCS Đinh Tiên Hoàng).
2.1.4.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát
- Tháng 9 đến giữa tháng 10: Khảo sát thực trạng tại các trường - Tháng 11: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp tại các trường
2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và giáo dục đào tạo của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư
Huyện Tuy An nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Yên, trung tâm huyện cách thành phố Tuy Hòa 30 km, có ranh giới hành chính tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: Phía Bắc giáp thị xã Sông Cầu và huyện Đồng Xuân; Phía Nam giáp thành phố Tuy Hòa và huyện Phú Hòa; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp huyện Sơn Hòa. Hiện tại ổn định 16 đơn vị hành chính cấp xã. Diện tích tự nhiên năm 2018 là 40.758,97 ha. Dân số: 125.610 người.
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
*Khu vực đô thị:Thị trấn Chí Thạnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ của huyện, có dân số 8.873 người, chiếm 7% dân số toàn huyện, mật độ dân số 601 người/km2
.
Hiện nay thị trấn Chí Thạnh là đô thị loại V. Mục tiêu xây dựng thị trấn Chí Thạnh đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2020.
* Khu vực nông thôn: Đây là khu vực đông dân cư có 116.651 người, chiếm 93% dân số toàn huyện.
Huyện Tuy An đang thực hiện các giải pháp đột phá trong phát triển kinh tế, làm điều kiện, tiền đề cho sự phát triển văn hóa xã hội toàn huyện, trong đó có Giáo dục và Đào tạo.
2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Tuy An
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có 46 trường công lập trong đó: - Trường Mầm non là 16 trường, mỗi xã 01 trường.
- Trường Tiểu học là 16 trường, mỗi xã 01 trường. - Trường Tiểu học &THCS là 05 trường.
- Trường Trung học cơ sở là 08 trường.
- Trường THCS&THPT là 02 trường; THPT 02 trường.
Ngoài ra còn có 5 trường mầm non tư thục; 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên, đã góp phần quan trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và phát triển văn hóa xã hội của địa phương.
Từ năm học 2016-2017 đến nay, đã thực hiện nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới 10 công trình trường học. Tất cả 46/46 trường công lập đều có cơ sở vật chất đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 100% (tăng 10 trường so với năm học 2015-2016) trong đó có 22/46 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 9/16; Tiểu học: 8/16; THCS: 5/08) chiếm tỷ lệ 47,8% trên tổng số trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là cơ quan quản lý và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn. Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, cùng với việc phát huy những thuận lợi sẵn có như: sự quyết tâm của cán bộ quản lí, giáo viên; đội ngũ thầy cô giáo luôn nhiệt tình, tích cực và có tinh thần trách nhiệm cao; công tác xã hội hoá phát triển mạnh; ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã gặt hái những thành tựu đáng khích lệ như:
Cơ sở vật chất các trường được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá ngày càng khang trang, sạch đẹp, đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Hiện nay, toàn huyện mỗi xã đều có trường mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở, và có 04 trường có cấpTrung học phổ thông, để đáp ứng nhu cầu học tập cho các em với 1501Cán bộ, Giáo viên, công nhân viên và 16.072 học sinh các cấp.
Toàn huyện đã có 05/08 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia (Trường THCS Trần Rịa, THCS Nguyễn Thái Bình, THCS Võ Trứ, THCS Lê Thánh Tông, THCS Huỳnh Thúc Kháng) và đang đề nghị 02 trường đạt chuẩn Quốc gia là THCS An Hiệp và THCS Đinh Tiên Hoàng.
Chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng lên. Hằng năm có hơn 98,9% học sinh lớp 5 được vào THCS và 100% học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS; chất lượng học sinh giỏi chuyển biến lớn, mỗi năm luôn có hơn 150 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh trong kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 và giao lưu học sinh học tốt cấp Tiểu học.
Năm học 2019-2020 trên địa bàn huyện Tuy An vẫn tiếp tục thực hiện 02 lớp 9 với 60 học sinh theo mô hình trường học mới ở trường THCS Nguyễn Thái Bình và trường THCS Trần Rịa. Lãnh đạo và giáo viên cốt cán của 02 trường đều được tập huấn chuyên môn bộ môn do Sở Giáo dục tổ chức và triển khai.
sát tiếng Anh lớp 6 theo chương trình tiếng Anh thí điểm, nâng số trường giảng dạy chương trình này lên 04 trường với 02 khối lớp là lớp 6 và lớp 7.
Tất cả các trường trong huyện đều tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Mỗi thầy cô giáo nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc học yếu có nguy cơ bỏ học”.
Huyện Tuy An đã được công nhận hoàn thành phổ cập Giáo dục Tiểu học- chống mù chữ năm 1997, phổ cập Giáo dục THCS năm 2005.
Với những thành tựu tiêu biểu đã đạt được trong thời gian qua, trong tương lai, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên còn đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần thiết thực vào yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
2.2.3. Tình hình giáo dục cấp THCS của huyện Tuy An
2.2.3.1. Quy mô lớp, điều kiện dạy học
*Quy mô lớp học
Hệ thống các trường THCS phân bố tương đối đồng đều và rộng khắp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi học của trẻ em trong độ tuổi, mỗi xã có 1 trường THCS, TH&THCS hoặc THCS&THPT. Năm học 2020-2021 toàn huyện có 08 trường THCS và 05 trường TH&THCS, 02 trường THCS&THPT, trong đó đều là trường công lập, có 03 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, chiếm 37,5% tổng số trường THCS.
Quy mô lớp học các trường THCS trong huyện giảm theo hằng năm (vì tăng số học sinh trên lớp), năm học 2016-2017 toàn huyện có 6.139 được chia làm 198 lớp học sinh THCS chiếm tỉ lệ 31HS/1 lớp, năm học 2019-2020 là 6.167 được chia làm 171 lớp học sinh THCS chiếm tỉ lệ trên 36HS/1 lớp, trong đó: Khối 6: 1559HS/42 lớp; Khối 7: 1552HS/43 lớp; Khối 8: 1518HS/43 lớp; Khối 9: 1538HS/43 lớp.(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy An tháng 8 năm 2020. Thống kê bao gồm cả các trường có cấp học THCS).
Bảng 2.1. Quy mô học sinh và số lớp, tỉ lệ học sinh trên lớp của 08 trường THCS trong huyện
TT Tên trƣờng Học sinh Số lớp Tỉ lệ/lớp
1 Trường THCS Châu Kim Huệ 898 23 39,04
2 Trường THCS Trần Rịa 727 19 38,26
3 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 737 20 36,85
4 Trường THCS Nguyễn Thái Bình 736 20 36,8
5 Trường THCS Võ Trứ 663 17 39,0
TT Tên trƣờng Học sinh Số lớp Tỉ lệ/lớp
7 Trường THCS An Hiệp 357 11 32,45
8 Trường THCS Lê Thánh Tông 400 12 33,33
08 trƣờng THCS 5.129 138 37,17
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy An tháng 7 năm 2020)
Tính đến đầu năm học 2019-2020, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày bậc THCS đạt 6,67%. Tất cả các trường THCS trong toàn huyện điều là trường công lập.
* Điều kiện dạy học, cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình giáo dục. Nhà trường THCS của huyện có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vườn trường ... đó là một trường học có đầy đủ cơ sở vật chất. Cùng với các hoạt động giáo dục khác, giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lượng cao.
Nói chung, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học ở các trường THCS của huyện Tuy An nhìn chung đáp ứng đủ yêu cầu.
2.2.3.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của các trường trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Các đơn vị đảm bảo đủ về số lượng giáo viên định biên theo qui định. Về cơ bản đội ngũ giáo viên đảm bảo đồng bộ và cân đối cơ cấu.
Bảng 2.2. Thống kê trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 08 trường THCS ở huyện Tuy An, Phú Yên
Năm học Công chức, viên chức
Quản lý Giáo viên Tổng Đại học Cao đẳng Tổng Thạc sĩ Đại học Cao đẳng 2016-2017 393 24 23 1 364 0 267 97 2017-2018 390 24 23 1 361 0 268 93 2018-2019 389 22 21 1 362 2 278 82 2019-2020 383 22 21 1 356 2 278 76
Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020 số cán bộ quản lý giảm là 02 và giáo viên giảm là 08 giáo viên do nghỉ hưu và nghỉ theo chế độ.
Bảng 2.3. Thống kê xếp loại viên chức theo chuẩn nghề nghiệp của 08 trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Thành phần Phân loại
Xuất sắc Khá Trung bình Kém
Hiệu trưởng 28,6% 71,4% 0 0
P.Hiệu trưởng 11,1% 88,9% 0 0
Giáo viên 32,87% 66,23% 0,9% 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy An tháng 8 năm 2020)
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, nhiệt huyết, luôn có ý thức học hỏi nâng cao tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ. Phòng Giáo dục huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên luôn quan tâm, chỉ đạo về chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ quản lý, tổ chức các hoạt động, giáo dục ngay từ đầu năm học, thực hiện Chương trình đổi mới giáo dục để đáp ứng đúng theo yêu cầu giáo dục hiện nay.
2.2.3.3. Tình hình học sinh
Hằng năm theo thống kê số lượng học sinh THCS tăng không đáng kể, năm học 2016-2017 toàn huyện có 6.139 học sinh THCS, năm học 2019-2020 là 6.167 học sinh.
Số học sinh tham gia thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện (gồm 9 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa, Tin) là: 386 học sinh, trong đó có 171 học sinh công nhận học sinh giỏi cấp huyện, khen thưởng 103 học sinh đạt Nhất, Nhì, Ba; chọn 119 học sinh vào đội tuyển thi cấp tỉnh.
Đa số học sinh của huyện ngoan hiền, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng học sinh THCS của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ở các trường có những điểm khác như sau:
Trình độ của học sinh THCS ở huyện Tuy An không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các trường THCS ở trung tâm và các trường ở cuối huyện xa trung tâm.
Tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở một số trường chiếm tỷ lệ chưa cao so với mặt bằng chung của huyện.
Số học sinh tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ đạt giải tập trung chủ yếu ở 3 trường THCS là THCS Trần Rịa, THCS Huỳnh Thúc Kháng và THCS Nguyễn Thái Bình.
Một số em học sinh còn thiếu các tri thức thực tiễn và kỹ năng sống, do đó kinh nghiệm sống còn bồng bột, nóng vội, làm việc theo bản năng...chính vì thế các em còn
vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường.
Từ những điểm trên, là nhà quản lý giáo dục, giáo viên cần phải quan tâm đến học sinh, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường được đi lên, đáp ứng nhu cầu phát triển Giáo dục và Đào tạo của huyện nhà.
2.2.3.4. Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục văn hoá trong các nhà trường đã được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng cao. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... diễn ra sôi nổi, góp phần giáo dục đạo đức, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh. Cụ thể được thể hiện trong báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy An năm học 2019 -2020 thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục THCS huyện Tuy An năm học 2019-2020
Lớp Xếp loại đạo đức, % Xếp loại học lực, %
Tốt Khá Tb Yếu Giỏi Khá Tb Yếu Kém Khối 6 81,9 18,0 0,1 0 20,5 40,8 32,0 6,7 0
Khối 7 79,8 18,7 1,5 0 22,9 40,7 28.8 7,4 0,1
Khối 8 75,0 23,0 2,0 0 14,4 40,4 36,9 8,3 0,1
Khối 9 78,2 19,2 2,6 0 19,6 41,0 34,8 4,6 0
Tổng 78,8 19,7 1.5 0 19,4 40,7 33,0 6,8 0,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy An năm học 2019-2020)
Trong những năm học qua, đặc biệt là năm học 2019-2020, toàn ngành giáo dục huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã thực hiện và đạt những thành tích nổi bật, toàn ngành đã tổ chức và tham gia nhiều hội thi đạt kết quả tốt, đã xây dựng được một nền giáo dục huyện nhà ngày càng có chất lượng và hiệu quả.
Tuy nhiên, chất lượng văn hoá không đồng đều giữa các xã. Ở các trường vùng sâu, vùng núi, bãi ngang ven biển, tỷ lệ học sinh giỏi còn thấp so với mặt bằng huyện, tỷ lệ học sinh yếu kém ở một số trường còn cao, đặc biệt là các trường miền núi.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trƣờng THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
2.3.1. Thực trạng đạo đức của học sinh trường THCS ở huyện Tuy An
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về đạo đức
Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về đạo đức tôi đã tiến hành khảo sát với 400 học sinh của 08 trường THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên qua câu hỏi:
Theo em, giáo dục đạo đức học sinh có vai trò như thế nào đối với học sinh? Bằng phương pháp thống kê toán học và xử lý số liệu, tôi thu được kết quả khảo sát được thể
hiện ở bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về đạo đức học sinh của học sinh trường THCS Mức độ Số học sinh chọn/tổng HS Tỉ lệ (%) Rất quan trọng 320/400 80,0 Quan trọng 71/400 17,75 Ít quan trọng 9/400 2,25 Không quan trọng 0 0
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)
Qua bảng 2.5 cho thấy, hầu hết các em học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức học sinh. Có 80,0% học sinh cho rằng đây là rất quan trọng đối với người học sinh, có 17,75% học sinh cho rằng đây là hoạt động quan trọng, chỉ có 9 học sinh (chiếm 2,25%) cho rằng ít quan trọng và không có học sinh nào coi đây là không quan trọng.
Qua đây chúng ta cũng thấy được đa số có nhận thức đúng về đạo đức, tuy nhiên vẫn còn có em học sinh chưa thật sự nhận thức đúng về đạo đức của mình. Chính vì thế, chúng ta là giáo viên, cán bộ quản lý phải có những biện pháp để nâng cao nhận thức của các em.
2.3.1.2. Các chuẩn mực, hành vi và thái độ đạo đức của học sinh trường THCS
* Thực trạng chuẩn mực đạo đức học sinh
Để tìm hiểu nhận thức về các chuẩn mực đạo đức của học sinh tôi đã tiến hành khảo sát với 400 học sinh của 08 trường THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên qua câu hỏi: Theo em, các chuẩn mực đạo đức sau: Có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần tự học, tự rèn luyện; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; có lý tưởng xã hội chủ