1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Qua khảo nghiệm đối với 160 lực lượng giáo dục của trường THCS ở Tuy An, tỉnh Phú Yên về tính cấp thiết và tính khả thi, mức độ quan trọng của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS mà đề tài đề xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS, tôi thu được kết quả thể hiện bảng 3.1 và bảng 3.2 và bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.1.Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ của học sinh THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Các biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
1.Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất là GVCN về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 82 51,3% 78 48,7% 0 0
2.Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS phù hợp với chương trình nhà trường 78 48,7% 82 51,3% 0 0
3.Xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 74 49,4% 81 50,6% 0 0
4.Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 72 45,0% 87 54,4% 01 0,6% 0
5.Tổ chức tốt kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức học sinh THCS 75 46,9% 85 53,1% 0 0
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ của học sinh THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Các biện pháp đề xuất Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
1.Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất là GVCN về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 81 50,6% 79 49,4% 0 0
2.Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS phù hợp với chương trình nhà trường
76 47,5%
84 52,5%
0 0
3.Xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
77 48,1%
83 51,9%
0 0
4.Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
78 48,7%
82 51,3%
0 0
5.Tổ chức tốt kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức học sinh THCS 72 45,0% 87 54,4% 01 0,6% 0
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)
Với kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 đã cho thấy:
- Về tính cấp thiết: Hầu hết lực lượng giáo dục đều đánh giá các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và cần thiết: Ở biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS”với 51,3% rất cần thiết và 48,7% là cần thiết; biện pháp “Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS phù hợp với chương trình nhà trường”với 48,7% rất cần thiết và 51,3% là cần thiết;biện pháp “Xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” với 49,4% rất cần thiết và 50,6% là cần thiết;biện pháp“Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS”với 45,0% rất cần thiết và 54,4% là cần thiết;biện pháp “Tổ chức tốt kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức học sinh THCS” với 46,9% rất cần thiết và 53,1% là cần thiết;chỉ có 01 (chiếm 0,6%) lực lượng giáo dục chọn ít cần thiết ở một biện pháp là “Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS”. Kết quả này
giúp tôi khẳng định rằng, các biện pháp đề xuất phù hợp với lý luận quản lý và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Như vậy, để quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THCS hiệu quả, đáp ứng nhu cầu pháp triển giáo dục hiện nay, chúng ta áp dụng 5 biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói riêng.
- Về tính khả thi: Hầu hết lực lượng giáo dục đều đánh giá các biện pháp đề xuất là rất khả thi và khả thi: Ở biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” với 50,6% rất khả thi và 49,4% là khả thi; biện pháp “Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS phù hợp với chương trình nhà trường” với 47,5% rất khả thi và 52,5% là khả thi; biện pháp “Xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” với 48,1%rất khả thi và 51,9% là khả thi; biện pháp “Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” với 48,7% rất khả thi và 51,3% là khả thi; biện pháp “Tổ chức tốt kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức học sinh THCS” với 45,0% rất khả thi và 54,4% là khả thi; chỉ có 01 (chiếm 0,6%) lực lượng giáo dục chọn ít khả thi ở 01 biện pháp là “Tổ chức tốt kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức học sinh Trung học cơ sở”. Như vậy, dựa vào kết quả khảo nghiệm, tôi có thể khẳng định rằng, các biện pháp đề xuất là hoàn toàn có tính khả thi, có thể vận dụng phù hợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả nhất định trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Bảng 3.3.Mức độ quan trọng của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ của học sinh THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên(5 là mức cao nhất)
Các biện pháp đề xuất Mức độ quan trọng
5 4 3 2 1
1.Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất là GVCN về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS 102 63,8% 51 31,8% 7 4,4% 0 0
2.Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS phù hợp với chương trình nhà trường
96 60,0% 53 33,1% 11 6,9% 0 0
3.Xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
95 59,4% 55 34,4% 10 6,2% 0 0
Các biện pháp đề xuất Mức độ quan trọng
5 4 3 2 1
4.Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
101 63,1% 53 33,1% 6 3,8% 0 0
5.Tổ chức tốt kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức học sinh THCS 103 64,4% 44 27,5% 12 7,5% 01 0,6% 0
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)
Với kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 đã cho thấy, hầu hết lực lượng giáo dục đều đánh giá các biện pháp đề xuất là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đặc biệt, đa số điều chọn ở mức quan trọng cao nhất mức 5 và mức 4, chỉ có một số ít chọn mức 3, còn mức 2 chỉ có 1 lực lượng giáo dục chọn và không có lực lượng giáo dục nào chọn mức 1. Với kết quả này, tôi có thể khẳng định rằng, các biện pháp mà đề tài đưa ra là rất quan trọng đối với yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tại nhà trường, qua đó tăng cường chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, gồm:
1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất là GVCN về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS phù hợp với chương trình nhà trường
3.Xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
4.Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
5.Tổ chức tốt kiểm tra, đánh giá xếp loại đạo đức học sinh THCS
Đề tài đã thực hiện khảo sát lực lượng giáo dục của các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên về mức độ cấp thiết, tính khả thi và mức độ quan trọng của các
biện pháp đề xuất. Các biện pháp quản lý do luận văn đề xuất đều được đánh giá mức độ cấp thiết, tính khả thi và mức độ quan trọng cao, phù hợp với các điều kiện thực tế tại các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Trong sự đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay của toàn ngành giáo dục, đòi hỏi công tác giáo dục học sinh cần được chú trọng và nâng cao hiệu quả giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức học sinh để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nói riêng đang là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách. Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực có chất lượng cao và là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho nên, trong xu thế chung của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, học sinh THCS đang bị tác động mạnh theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực về mặt lối sống, tình cảm, đạo đức. Để khắc phục những mặt trái, đồng thời xây dựng những thang giá trị đạo đức đúng đắn, nhằm định hướng, giúp học sinh tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để hình thành nhân cách là việc làm thường xuyên hiện nay.
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, thành tích đó là kết quả của sự nỗ lực, quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo. Đa số các em học sinh THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đều là con ngoan, trò giỏi, có ý chí và nghị lực, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, sống có hoài bão, lý tưởng, có lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc. Biết đồng cảm thương yêu lẫn nhau, kính trọng thầy cô giáo. Bên cạnh thành tựu đạt được về chất lượng giáo dục thì một bộ phận học sinh hiện nay có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, không chú ý học tập để trau dồi kiến thức sau này trở thành người có ích cho xã hội.
Vì vậy nhiệm vụ của các trường THCS hiện nay không chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức chuyên môn, mà phải chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng đất nước.
Từ các kết quả nghiên cứu trên của đề tài có thể rút ra một số nội dung về lý luận, thực tiễn và đề ra một số biện pháp cụ thể sau:
1.1. Về lý luận
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý nhà trường thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nhằm đạt mục tiêu giáo dục đạo đức và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Giáo dục đạo đức học sinh là việc làm cấp thiết, đặc biệt là ở cấp THCS trong bối cảnh hiện nay. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà là của toàn xã hội. Điều này đã được ghi trong các văn kiện của Đảng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Đó chính là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục toàn diện cho học sinh, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện hiện nay.
Qua luận văn tôi đã xác lập được cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu đó là hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, đồng thời xác lập được mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức, kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Với cách tiếp cận theo các chức năng quản lý giáo dục, tác giả luận văn làm rõ những nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Nội dung quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh bao gồm: Lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.
1.2. Về thực tiễn
Luận văn đã khảo sát, phân tích thực trạng về hai phương diện là thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Qua đó, tác giả luận văn đã đánh giá những ưu điểm của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, đồng thời chỉ rõ những hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về phía quản lý. Luận văn cũng đã xem xét thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Qua đó cũng cho thấy một số vấn đề sau:
Nhận thức của một bộ phận học sinh về giáo dục đạo đức chưa cao, các em thực hiện các hành vi đạo đức chưa tốt, nhiều em còn thường xuyên vi phạm đạo đức như gây gỗ đánh nhau, không thực hiện tốt nội quy nhà trường...do vậy đạo đức của các em vẫn còn có loại trung bình và yếu.
Công tác tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều bất cập: Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đồng bộ, một số bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng và nhiệt tình trong giáo dục đạo đức học sinh, các hoạt động được tổ chức chưa thật sự thu hút được các em tham gia một cách tự nguyện và nhiệt tình. Các hình thức tổ chức cho học sinh hoạt động giáo dục đạo đức chưa đa dạng, phong phú, qua đó việc rèn luyện, tư duy, sáng tạo cho học sinh còn hạn chế.
để tăng cường công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Cơ sở vật chất còn hạn chế, việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác này không được thường xuyên. Chưa đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng trong việc giáo dục đạo đức mà chủ yếu về mặt học tập. Sự chủ động với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường chưa được quan tâm, cho nên chưa tận dụng sự giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của lực lượng này.
Điều kiện kinh tế xã hội của một số xã ở huyện Tuy An còn gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng, một số trường chưa đầu tư về diện tích, cảnh quan sư phạm cho nhà trường cho nên cũng một phần ảnh hưởng đến công tác này.
1.3. Xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trƣờng THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Trên cơ sở xác định, luận giải những vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá thực