1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsinh các trường
3.2.3. Xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn để
3.2.3.1. Mục tiêu thực hiện biện pháp
Cần xây dựng một môi trường sư phạm trong trường học được lành mạnh, an toàn, nhằm tạo cho các em học sinh xem trường học là nơi đáng ở và học tập, phụ huynh tin tưởng gửi gấm con em mình vào trong nhà trường.
Đây chính là việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả cả về dạy chữ và dạy người. Ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, hiện tượng tiêu cực vào nhà trường. Đồng thời khắc phục tình trạng chúng ta mới chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến dạy người, giáo dục gia đình không nên giao hết cho nhà trường và xã hội.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Môi trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh là môi trường nơi học sinh được học tập trong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất; tài liệu, học liệu sử dụng để giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ. Trong đó, học sinh được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể
thao phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý đối với các thành viên trong cơ sở giáo dục. Đặc biệt, học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, cơ sở giáo dục không bị ảnh hưởng xấu của các loại hình kinh doanh, dịch vụ xung quanh…
Tạo môi trường sư phạm bao gồm cảnh quan sư phạm của nhà trường, nề nếp của học sinh, cán bộ giáo viên, các mối quan hệ giao tiếp giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò là những môi trường thuận lợi để triển khai và thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
Môi trường giáo dục văn hóa trong nhà trường là tổng hòa các yếu tố, giá trị văn hóa do cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường sáng tạo ra thông qua hoạt động học tập và rèn luyện, chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của ngành của trường xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Môi trường giáo dục văn hóa lành mạnh có tác động tích cực đến việc giáo dục đạo đức, học tập và rèn luyện của học sinh nhà trường.
Để có được môi trường giáo dục có văn hóa cần làm tốt một số việc sau:
Một là, đẩy mạnh phong trào thi đua trong nhà trường như: “Học tốt và dạy tốt”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Mỗi trường học cần duy trì có hiệu quả hoạt động của thư viện, với tủ sách pháp luật, thường xuyên bổ sung thêm sách báo, tài liệu liên quan tới pháp luật, tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu pháp luật. Tích cực tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, kỷ luật, ứng xử tình huống pháp luật…, để học sinh kiểm nghiệm, củng cố kiến thức cũng như khuyến khích, động viên tinh thần tích cực học tập và tìm hiểu pháp luật của các em.
Hai là, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp giữa các lớp học và các khối trong nhà trường, giữa giáo viên và học sinh. Mối quan hệ lành mạnh và tốt đẹp trong lớp học, khối, của nhà trường Trung học cơ sở là mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở quy định, nội quy của nhà trường, phù hợp với quy tắc đạo đức, luân lý, truyền thống nhân văn của con người Việt Nam. Các mối quan hệ tốt đẹp giữa các em là trụ cột trong môi trường văn hóa giáo dục của nhà trường, là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện hình thành bầu không khí đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau nhằm nâng cao ý thức học tập, rèn luyện cũng như hình thành và phát triển ý thức học sinh đối với chấp hành nội quy của nhà trường và các chuẩn mực, quy tắc đạo đức và pháp luật đối với công dân học sinh.
mối quan hệ này, đội ngũ giáo viên cần thể hiện tình thương, trách nhiệm cao trong giảng dạy và trong các hoạt động giáo dục khác, biến mỗi bài học là một lần truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cuộc sống, định hướng nhân cách sống cho các em. Khi tiếp xúc với học sinh, người giáo viên cần giữ đúng tư thế, tác phong, chuẩn mực cả lời nói và hành động, tôn trọng, thương yêu học sinh, giữ gìn phẩm chất, tư cách người thầy, tránh mọi biểu hiện vụ lợi, thực dụng, lạnh lùng, không tôn trọng các em, thiếu khách quan trong đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của các em, đúng tình thần “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Ba là, hình thành thói quen sống và hành động theo các chuẩn mực xã hội cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh trong nhà trường THCS. Những thói quen sống và hành động theo chuẩn mực đạo đức và pháp luật của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh sẽ góp phần tạo ra những giá trị, những nhân tố văn hóa để bổ sung, làm giàu thêm cho môi trường văn hóa giáo dục. Vì vậy, cần hình thành ở mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh một thói quen tôn trọng, giữ gìn và chấp hành nghiêm, tốt của chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật.
Bốn là, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học xanh - sạch - đẹp. Đây là một thành tố của môi trường văn hóa, cần đầu tư củng cố và bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất như: phòng học, trang thiết bị học tập, không gian vui chơi, khu thể dục thể thao…, đặc biệt là môi trường phải xanh - sạch - đẹp. Đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường, tạo dựng cảnh quan môi trường trong mỗi lớp học, tạo không khí thân thiện, gần gũi giữa con người với thiên nhiên, làm giảm áp lực học tập cho học sinh.
3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Tất cả cán bộ lãnh đạo, giáo viên, công nhân viên của nhà trường phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, chỉ thị, quy định về tác phong, trang phục, cách cư xử, thái độ...
Dành kinh phí để đảm bảo trang, thiết bị cơ sở vật chất cho việc dạy và học được đảm bảo.
Có kế hoạch phân công lao động để tạo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp đồng thời trồng và chăm sóc cây xanh đảm bảo.
3.2.4. Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
3.2.4.1. Mục tiêu thực hiện biện pháp
Để hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đạt được hiệu quả và gắn kết chặt chẽ với nhau, thì việc tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường là hết sức cần thiết và có hiệu quả. Biện pháp này nhằm tạo sự liên kết giữa các
lực lượng trong nhà trường (lãnh đạo, đoàn thể, tổ chuyên môn, giáo viên) đặc biệt là giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường(nhà trường và xã hội). Thông qua sự phối hợp này để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS, qua đó góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, từ đó tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THCS.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp *Đối với các lực lượng trong nhà trường:
Các lực lượng cần phối hợp trong nhà trường là lãnh đạo, đoàn thể, tổ chuyên môn, giáo viên.
Nhà trường ban hành các quy định, xây dựng cơ chế làm việc cụ thể để tăng cường sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ phận để đảm bảo sự thống nhất trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời để chủ động lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh và hướng dẫn cho mọi người lập kế hoạch riêng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức, chỉ đạo các cán bộ và giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thống nhất các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức và đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.
Phân công các đoàn thể, tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách như học sinh yếu, học sinh cá biệt...đảm nhiệm các công việc, định kì kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, cùng thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho các em học sinh.
*Đối với các lực lượng ngoài nhà trường:
Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường. Đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp hổ trợ, xây dựng môi trường thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức học sinh. Cán bộ quản lý, tích cực tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương để có sự chỉ đạo gắn kết giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể địa phương.
Xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, với Đoàn thanh niên, ban
thi đua.... các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh là thành viên của Hội đồng giáo dục trường có trách nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh có hành vi tiêu cực trong rèn luyện cùng với nhà trường và chính quyền địa phương tham gia giáo dục học sinh.
Cán bộ quản lý nhà trường trao đổi các thông tin, các biện pháp với cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp định kì hoặc đột xuất, hoặc qua các đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, khối, lớp. Nhà trường thông tin với các phụ huynh qua sổ liên lạc, liên lạc điện tử. Kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh; kết hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương: Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên; đồng thời kết hợp với lãnh đạo địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Đảm bảo thống nhất giữa các bộ phận, cá nhân liên quan, làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp hoạt động.
Nâng cao sự phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và các lực lượng giáo dục xã hội để cùng chung tay xây dựng, quản lý giáo dục đạo đức của học sinh hiệu quả, chất lượng.
Đầu năm học cán bộ quản lý nhà trường phải xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp của nhà trường và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.