Thực trạng đạo đức của họcsinh trường THC Sở huyện Tuy An

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 57 - 63)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsin hở các trường THCS huyện

2.3.1. Thực trạng đạo đức của họcsinh trường THC Sở huyện Tuy An

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về đạo đức

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về đạo đức tôi đã tiến hành khảo sát với 400 học sinh của 08 trường THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên qua câu hỏi:

Theo em, giáo dục đạo đức học sinh có vai trò như thế nào đối với học sinh? Bằng phương pháp thống kê toán học và xử lý số liệu, tôi thu được kết quả khảo sát được thể

hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về đạo đức học sinh của học sinh trường THCS Mức độ Số học sinh chọn/tổng HS Tỉ lệ (%) Rất quan trọng 320/400 80,0 Quan trọng 71/400 17,75 Ít quan trọng 9/400 2,25 Không quan trọng 0 0

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)

Qua bảng 2.5 cho thấy, hầu hết các em học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức học sinh. Có 80,0% học sinh cho rằng đây là rất quan trọng đối với người học sinh, có 17,75% học sinh cho rằng đây là hoạt động quan trọng, chỉ có 9 học sinh (chiếm 2,25%) cho rằng ít quan trọng và không có học sinh nào coi đây là không quan trọng.

Qua đây chúng ta cũng thấy được đa số có nhận thức đúng về đạo đức, tuy nhiên vẫn còn có em học sinh chưa thật sự nhận thức đúng về đạo đức của mình. Chính vì thế, chúng ta là giáo viên, cán bộ quản lý phải có những biện pháp để nâng cao nhận thức của các em.

2.3.1.2. Các chuẩn mực, hành vi và thái độ đạo đức của học sinh trường THCS

* Thực trạng chuẩn mực đạo đức học sinh

Để tìm hiểu nhận thức về các chuẩn mực đạo đức của học sinh tôi đã tiến hành khảo sát với 400 học sinh của 08 trường THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên qua câu hỏi: Theo em, các chuẩn mực đạo đức sau: Có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần tự học, tự rèn luyện; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; có lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có kiến thức cơ bản, có vai trò như thế nào đối với học sinh? Bằng phương pháp thống kê toán học và xử lý số liệu, tôi thu được kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng các chuẩn mực đạo đức học sinh của học sinh trường THCS Mức độ Số học sinh chọn/tổng HS Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 298/400 74,5 Cần thiết 101/400 25,25 Ít cần thiết 1/400 0,25 Không cần thiết 0 0

Qua bảng 2.6 cho thấy, có 74,5% học sinh cho rằng đây là những chuẩn mực đạo đức rất cần thiết đối với người học sinh, có 25,25% học sinh cho rằng đây là những chuẩn mực đạo đức cần thiết, chỉ có 01 học sinh (chiếm 0,25%) cho rằng ít cần thiết và không có học sinh nào coi đây là không cần thiết.

Qua đây cũng thấy được rằng nhiều em học sinh coi trọng những chuẩn mực đạo đức của mình, đây là thước đo của các em trong quá trình rèn luyện đạo đức khi ngồi trên ghế nhà trường.

* Thực trạng các hành vi đạo đức học sinh

Để tìm hiểu nhận thức về các hành vi đạo đức của học sinh tôi đã tiến hành khảo sát với 400 học sinh của 08 trường THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên qua câu hỏi: Em có thường xuyên vi phạm đạo đức không (như: vi phạm nội quy, vô lễ thầy cô, quay cóp bài, bỏ giờ trốn học, gây gỗ đánh nháu...)? Bằng phương pháp thống kê toán học và xử lý số liệu, tôi thu được kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng các hành vi vi phạm đạo đức học sinh của học sinh trường THCS

Mức độ Số học sinh chọn/tổng HS Tỉ lệ (%)

Rất thường xuyên 19/400 4,75

Thường xuyên 43/400 10,75

Ít thường xuyên 111/400 27,75

Không thường xuyên 227/400 56,75

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.7 cho thấy, các em học sinh đều nhận thức được các hành vi vi phạm đạo đức học sinh. Có 56,75% học sinh không thường xuyên vi phạm đạo đức, có 27,75% học sinh ít thường xuyên vi phạm đạo đức, nhưng đáng chú ý là có 4,75% học sinh rất thường xuyên vi phạm đạo đức và 10,75% HS thường xuyên vi phạm đạo đức.

Những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh là những biểu hiện không tốt của học sinh trường THCS hiện nay rất phức tạp. Cho nên, ngoài việc khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi, tôi còn phải tiến hành phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Tuy nhận định về mức độ vi phạm có khác nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất rằng: học sinh hiện nay có những biểu hiện không tốt như: Vi phạm nội quy nhà trường, gây gỗ đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, người lớn, làm bài quay cóp, vi phạm an toàn giao thông...Đây là những biểu hiện không tốt, đáng lo ngại của một bộ phận học sinh trường THCS. Chính vì vậy, các trường THCS cần quan tâm, phát hiện và uốn nắn kịp thời cả về nhận thức lẫn hành động của các em học sinh. Luôn luôn động viên, giáo dục, uốn nắn các em để các em có những hành vi tốt,

từ đó học sinh sẽ có những hành động tốt, đồng thời làm những việc tốt, góp phần đẩy lùi các hành vi không tốt, đẩy lùi nguy cơ vi phạm các tệ nạn trong trường học.

Một minh chứng cho thực trạng về hành vi đạo đức của học sinh là kết quả xếp loại đạo đức (hạnh kiểm) của học sinh các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vẫn còn có học sinh đạo đức loại trung bình và yếu (năm học 2018-2019) phải rèn luyện đạo đức trong hè. Sau đây là thống kê kết quả đạo đức của học sinh 08 trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020:

Bảng 2.8. Kết quả đạo đức học sinh năm học 2016-2017

Tên trƣờng Số HS Tốt Khá Tb Yếu

1.Trường THCS Châu Kim Huệ 920 77,0% 20,5% 2,5% 0

2.Trường THCS Trần Rịa 711 79,5% 18,4% 2,1% 0

3.Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 763 77,6% 20,1% 2,3% 0

4.Trường THCS Nguyễn Thái Bình 736 80,3% 17,2% 2,5% 0

5.Trường THCS Võ Trứ 663 77,5% 20,4% 2,1% 0

6.Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 677 80.0% 18,1% 1,8% 0

7.Trường THCS An Hiệp 414 78,1% 19,5% 2,4% 0

8.Trường THCS Lê Thánh Tông 442 77,2% 21,1% 1,7% 0

08 trƣờng THCS 5.326 78,41% 19,41% 2,18% 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của 08 trường THCS năm học 2016-2017)

Bảng 2.9. Kết quả đạo đức học sinh năm học 2017-2018

Tên trƣờng Số HS Tốt Khá Tb Yếu

1.Trường THCS Châu Kim Huệ 923 78,3% 19,3% 2,4% 0

2.Trường THCS Trần Rịa 697 80,1% 19,4% 2,5% 0

3.Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 765 77,3% 21,2% 1,3% 0

4.Trường THCS Nguyễn Thái Bình 772 78,0% 20,1% 1,9% 0

5.Trường THCS Võ Trứ 668 79,1% 18,3% 2,6% 0

6.Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 641 81.0% 17,2% 1,8% 0

7.Trường THCS An Hiệp 419 79,0% 19,3% 1,7% 0

8.Trường THCS Lê Thánh Tông 434 76,4% 21,1% 2,5% 0

08 trƣờng THCS 5.319 78,65% 19,26% 2,09% 0

Bảng 2.10. Kết quả đạo đức học sinh năm học 2018-2019

Tên trƣờng Số HS Tốt Khá Tb Yếu

1.Trường THCS Châu Kim Huệ 898 80,67% 18,0% 1,11% 0,22%

2.Trường THCS Trần Rịa 727 80,1% 17,1% 2,8% 0

3.Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 737 77,1% 22,6% 0,3% 0

4.Trường THCS Nguyễn Thái Bình 736 79,5% 19,4% 1,1% 0

5.Trường THCS Võ Trứ 663 78,2% 19,5% 2,3% 0

6.Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 611 83.4% 15,8% 0,8% 0

7.Trường THCS An Hiệp 357 80,6% 18,3% 1,1% 0

8.Trường THCS Lê Thánh Tông 400 76,1% 22,4% 1,5% 0

08 trƣờng THCS 5.129 79,46% 19,14% 1,37% 0,03%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của 08 trường THCS năm học 2018-2019)

Bảng 2.11. Kết quả đạo đức học sinh năm học 2019-2020

Tên trƣờng Số HS Tốt Khá Tb Yếu

1.Trường THCS Châu Kim Huệ 913 78,2% 19,5% 2,3% 0

2.Trường THCS Trần Rịa 727 77,2% 20,5% 2,3% 0

3.Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 750 77,3% 21,1% 1,6% 0

4.Trường THCS Nguyễn Thái Bình 755 80,1% 18,2% 1,7% 0

5.Trường THCS Võ Trứ 660 77,2% 20,4% 2,4% 0

6.Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 630 82.3% 16,2% 1,5% 0

7.Trường THCS An Hiệp 368 78,2% 20,0% 1,8% 0

8.Trường THCS Lê Thánh Tông 422 77,3% 20,1% 2,6% 0

08 trƣờng THCS 5.225 78,48% 19,49% 2,03% 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của 08 trường THCS năm học 2019-2020)

Qua kết quả thống kê trên cho thấy học sinh đạo đức loại tốt có tăng, đạo đức trung bình giảm nhưng ngược lại có học sinh loại Yếu. Là cán bộ quản lý cũng như giáo viên điều này làm dấy lên lời cảnh báo cho việc làm sao để giáo dục cho các em có một hành vi tốt, đạo đức thật sự tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường THCS, vì ở đây các em còn nhỏ, chúng ta cần phải uốn nắn, để các em trở thành một học sinh ngoan, hiền, lễ phép. Đây cũng là những điều trăn trở của lãnh đạo các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

* Thực trạng nhận thức về thái độ đạo đức học sinh

Để tìm hiểu nhận thức về thái độ đạo đức học sinh tôi đã tiến hành khảo sát với 400 học sinh của 08 trường THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên qua câu hỏi: Đa số học sinh có thái độ đạo đức tốt, ý kiến của em như thế nào về vấn đề này?

Bằng phương pháp thống kê toán học và xử lý số liệu, tôi thu được kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng về thái độ đạo đức học sinh của học sinh trường THCS Mức độ Số học sinh chọn/tổng HS Tỉ lệ (%) Rất đồng ý 217/400 54,25 Đồng ý 135/400 33,75 Ít đồng ý 42/400 10,5 Không đồng ý 6/400 1,5

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.12 cho thấy, các em học sinh đều nhận thức được về thái độ của mình với các quan niệm đạo đức học sinh. Có 54,25% học sinh rất đồng ý với các quan niệm về đạo đức, có 33,75% học sinh đồng ý với các quan niệm đạo đức, chỉ có một số ít học sinh không đồng ý với các quan niệm đạo đức đó (Chiếm 1,5%).

Tất cả những con số trên cho thấy đây là một tín hiệu đáng mừng, thấy được các em có ý thức và niềm tin thái độ tốt, có ý thức tự trọng giữ gìn đạo đức tư cách cá nhân. Điều đó giúp các em có động lực trong học tập.

2.3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng đạo đức của học sinh trường THCS

Qua khảo sát thực trạng đạo đức học sinh tôi nhận thấy rằng:

- Đa số học sinh đều nhận thức được rằng đạo đức của người học sinh là rất quan trọng cần phải rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, tuy nhiên vẫn còn có học sinh nhận thức chưa đầy đủ về đạo đức của học sinh.

- Trong trường THCS các chuẩn mực đạo đức là rất cần thiết, học sinh phải thực tốt và nghiêm túc những chuẩn mực.

- Học sinh THCS vẫn còn vi phạm đạo đức của nhà trường như vi phạm nội quy trường, lớp, còn gây gỗ đánh nhau, cô lễ thầy cô giáo....

- Đạo đức học sinh vẫn còn loại trung bình và yếu.

- Đa số các em học sinh nhận thức được về thái độ của mình với các quan niệm đạo đức học sinh.

Do đó, để hiểu rõ hơn về những thuận lợi, khó khăn của học sinh trong hoạt động đạo đức của nhà trường THCS, tôi đã đặt câu hỏi cho các em: Theo em, trong trường THCS có những thuận lợi và khó khăn gì tác động đến hoạt động đạo đức của các em?. Qua kết quả được khảo sát tôi đã tóm lại những nội dung cơ bản sau:

* Về thuận lợi:

GDĐĐ, như tuyên truyền trước cờ, các hoạt động ngoại khóa.

- Trong các tiết dạy, sinh hoạt lớp giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đã giáo dục về đạo đức cho các em.

- Cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường tương đối đầy đủ để tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Công tác theo dõi, đôn đốc khá thường xuyên, nhất là Liên đội nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp.

* Về khó khăn:

- Hoạt động tổ chức chưa đa dạng về hình thức để thu hút học sinh tham gia. - Một số em học sinh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đạo đức nên dẫn đến việc vi phạm của mình dẫn đến nề nếp nhà trường chưa thật sự tốt.

- Công tác truyên truyền để nâng cao nhận thức về hoạt động đạo đức đối với các em còn hạn chế, chưa thật sự gây hứng thú cho các em.

Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn của học sinh trong hoạt động đạo đức của nhà trường THCS, tôi đã đặt câu hỏi cho các em: Theo em, có những đề xuất gì để nâng cao hiệu quả hoạt động đạo đức của các em ở trường THCS?. Qua kết quả được khảo sát tôi đã tóm lại những nội dung đề xuất cơ bản sau:

- Nâng cao nhận thức của một số em học sinh về tầm quan trọng của đạo đức học sinh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đạo đức cho học sinh, nhằm thu hút, gây hứng thú tham gia cho các em.

- Tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú.

- Xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, an toàn...để cho các em học tập tốt hơn.

- Thầy, cô giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cần quan tâm, giúp đỡ các em học sinh nhiều hơn nữa.

- Tạo điều kiện cho một số bạn vi phạm để sửa chữa, tiến bộ hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)