1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐcho họcsin hở trường
Các loại kế hoạch Số LLGD chọn/tổng
LLGD Tỉ lệ (%)
1.Kế hoạch GDĐĐ cho cả năm học 160/160 100
2.Kế hoạch GDĐĐ cho từng học kỳ 87/160 54,38
3.Kế hoạch GDĐĐ cho từng tháng 23/160 14,38
4.Kế hoạch GDĐĐ cho từng tuần 0/160 0
5.Kế hoạch GDĐĐ cho các ngày lễ, kỷ
niệm, các đợt thi đua theo chủ đề 142/160 88,75
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.16 cho thấy: 100% tất các các trường đã chủ động quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong cả năm học, kế hoạch giáo dục đạo đức qua các ngày lễ, kỷ niệm, các đợt thi đua theo chủ đề 88,75%; kế hoạch giáo dục đạo đức cho từng kỳ học 54,38%; kế hoạchgiáo dục đạo đức cho từng tháng là 14,38%; cuối cùng là kế hoạch giáo dục đạo đức cho từng tuần là 0%.
Kết quả trên đã khẳng định hiện nay các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chỉ chú trọng quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh cho cả năm học và kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh qua các ngày lễ kỷ niệm, các đợt thi đua theo chủ đề với thời gian dài. Còn kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh theo từng tháng chưa được chú ý thường xuyên. Kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh theo từng tuần không được sử dụng.
Trong bối cảnh xã hội như hiện nay, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có nhiều biến động, các tệ nạn xã hội tác động xấu đến học sinh. Các trường cần chú trọng tăng cường kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chi tiết, cụ thể hơn trong thời gian ngắn hạn theo tuần và tháng. Nhà trường cần phải chú trọng vừa giáo dục, vừa kiểm soát sát sao, nhắc nhở kỷ luật nghiêm, khen thưởng động viên kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh ở trường THCS THCS
Việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức học sinh phù hợp với kế hoạch đã đề ra là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm cụ thể hóa công tác hoạt động giáo dục của mình để đạt hiệu quả cao.
trường THCS thể hiện ở bảng 2.17.
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng việc tổ chức thực hiện GDĐĐ cho học sinh trường THCS thông qua các hình thức GDĐĐ
Các hình thức GDĐĐ cho học sinh Mức độ Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên SL TL SL TL SL TL SL TL
1.Thông qua chào cờ đầu tuần 148 92,5 11 6,9 1 0,6 0
2.Thông qua nội dung, mục tiêu
giáo dục theo chủ điểm 67 41,9 38 23,8 55 34,3 0
3.Thông qua dạy học trên lớp 151 94,4 9 5,6 0 0
4.Thông qua các hoạt động của
Đội, ngoại khóa 149 93,1 10 6,3 1 0,6 0
5.Thông qua tiết sinh hoạt lớp 150 93,7 10 6,3 0 0
6.Thông qua việc giáo dục của
các LLGD 8 5,0 23 14,4 127 79,4 2 1,2
7.Thông qua GVCN đánh giá
HS theo học kỳ và năm học 31 19,4 6 3,7 123 76,9 0
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.17 cho thấy các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đều quan tâm tới công tác quản lý hình thức GDĐĐ cho học sinh rất sát sao.
Việc chỉ đạo được coi là tốt hiện nay là chỉ đạo GDĐĐ học sinh thông qua dạy học trên lớp với với 94,4% là rất thường xuyên, điều này cũng đề cao tất cả các môn học giáo viên bộ môn sẽ có một vai trò rất quan trọng là ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh còn giáo dục đạo đức cho các em, trong giờ học giáo viên uốn nắn thái độ, hành vi đạo đức cho học sinh. Một trong những điều cũng chú trọng đó là việc giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm lớp chiếm 93,7% là rất thường xuyên và thường xuyên là 6,3%, như vậy giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, thường xuyên gần gủi nhất đối với các em, cho nên tâm tư, nguyện vọng cũng như những biểu hiện, hành vi của học sinh giáo viên chủ nhiệm là người hiểu rõ hơn ai hết, nên thông qua tiết sinh hoạt lớp để GDĐĐ cho các em là rất quan trọng. Nhà trường quản lý chặt chẽ tiết sinh hoạt lớp mỗi tuần một lần. Giáo viên chủ nhiệm cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt nghiêm túc và hiệu quả. Nhận xét những ưu khuyết điểm, khen chê kịp thời, uốn nắn những hành vi đạo đức cho học sinh, giúp học
sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần với chiếm 92,5% là rất thường xuyên. Đây là tiết sinh hoạt ngoại khóa trong phạm vi toàn trường, để tổng kết những hoạt động học tập, rèn luyện của các tập thể học sinh trong một tuần. Trước tập thể học sinh, Lãnh đạo nhà trường, Tổng phụ trách Đội thay mặt Liên đội, đánh giá những ưu khuyết điểm của các tập thể lớp và cá nhân học sinh. Khen thưởng, động viên học sinh, kỷ luật học sinh, uốn nắn, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội qui trường, lớp...Đây là hoạt động có hiệu quả GDĐĐ cao nên các trường đều thực hiện tốt, và lưu ý rằng không được phê bình tên một học sinh trước các tập thể lớp, chủ yếu động viên khuyến khích các em hoạt động tốt việc học tập và rèn luyện đạo đức.
Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động của Đội và ngoại khóa chiếm tỷ lệ là 93,1%. Đây là hoạt động có hiệu quả cao. Dưới sự chi đạo của Chi ủy, Ban giám hiệu, Liên đội mà đại diện là Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
Việc chỉ đạo GDĐĐ cho học sinh thông qua mục tiêu, nội dung giáo dục, theo chủ điểm được chú trọng chiếm 41,9% rất thường xuyên và 23,8% thường xuyên. Đây là sự chỉ đạo theo tinh thần chung của ngành nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Chính vì thế cán bộ quản lý nhà trường cần chú ý để đưa những kế hoạch, biện pháp phù hợp với mục tiêu đề ra.
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm đánh giá học sinh theo học kỳ và năm học được chỉ đạo của nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động này được đánh giá chưa cao, chiếm 19,4% rất thường xuyên và 3,7% thường xuyên. Đây cũng là điều cán bộ quản lý nhà trường phải cần chú ý đến công tác quản lý của mình đối với giáo viên chủ nhiệm trong việc đánh giá học sinh. Cần thường kiểm tra công tác này đối với giáo viên chủ nhiệm: kiểm tra hồ sơ đánh giá, sự theo dõi để đánh giá, mức độ thường xuyên như thế nào, có phối hợp hay tự ý đánh giá.... Ban giám hiệu có quản lý, kiểm tra thì giáo viên chủ nhiệm mới có ý thức công tác tốt.
Sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức học sinh chưa được tốt được đánh giá thấp so với các hoạt động khác, chiếm 5% rất thường xuyên và 14,4% thường xuyên. Nhà trường có thực hiện phối hợp lực lượng giáo dục nhưng hiệu quả chưa cao, các trường chủ yếu phối hợp các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường. Nhà trường chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là hạn chế cần phải được khắc phục trong suốt thời gian tới.
nhà trường thực hiện việc chỉ đạo sát sao nghiêm túc nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em học sinh, tuy nhiên vẫn còn có mặt hạn chế trong công tác này, chính vì vậy, cần phải có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.