1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý GDĐĐ họcsinh
2.5.1.1. Thuận lợi
Để tìm hiểu những thuận lợi trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên tôi đã khảo sát các nội dung nhằm giáo dục đạo đức học sinh và thu được kết quả thể hiện bảng 2.21.
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát mức độ thuận lợi trong công tác quản lý GDĐĐ học sinh các trường THCS Nội dung Mức độ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý SL TL SL TL SL TL
1.Nội dung, hình thức giáo dục đạo đức phù hợp
43 26,88 67 41,87 50 31,25
2.Có kế hoạch GDĐĐ phù hợp, hiệu quả 24 15,0 98 61,25 38 23,75
3.Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác GDĐĐ
54 33,75 89 55,63 17 10,62
4.Cán bộ quản lý, giáo viên quan tâm đến công tác GDĐĐ học sinh
29 18,13 99 61,87 32 20,0
5.Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác GDĐĐ cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên
49 30,63 70 43,75 41 25,62
6.Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có năng lực, tận tâm với công tác GDĐĐ
62 38,75 81 50,63 17 10,62
7. Công tác Đoàn- Đội được chú trọng 63 39,38 76 47,5 21 13,12
8.Tổ chức tốt các phong trào thi đua, xây dựng nề nếp tự quản của học sinh.
67 41,87 74 46,25 19 11,88
9.Phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác GDĐĐ
85 53,13 64 40,0 11 6,87
10.Quan tâm công tác kiểm tra đánh giá 26 16,25 99 61,87 35 21,88
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.21 cho thấy: Thuận lợi của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh rất nhiều và tập trung chủ yếu vào các hoạt động của nhà trường. Mức độ thuận lợi được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá rất khác nhau. Cụ thể được đánh giá là: Phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quản
lý giáo dục đạo đức, với 53,13% ỷ kiến rất đồng ý và 40,0% ý kiến đồng ý; Tổ chức tốt các phong trào thi đua, xây dựng nề nếp tự quản của học sinh với 41,87% ý kiến rất đồng ý và 46,25% ý kiến đồng ý; Công tác Đoàn- Đội được chú trọng với 39,38% ý kiến rất đồng ý và 47,5% ý kiến đồng ý; Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có năng lực, tận tâm với việc giáo dục đạo đức học sinh với 38,75% ý kiến rất đồng ý và 50,63% ý kiến đồng ý.
2.5.1.2. Khó khăn
Bảng 2.22. Kết quả khảo sát những khó khăn trong công tác quản lý GDĐĐ học sinh các trường THCS Nội dung Mức độ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý SL TL SL TL SL TL
1.Việc xây dựng, triển khai kế hoạch
GDĐĐ chưa hiệu quả 109 68,12 51 31,88 0
2.Một số giáo viên chưa nắm vững phương
pháp GDĐĐ cho học sinh 84 52,5 76 47,5 0
3.Một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa tích cực, chủ động trong việc GDĐĐ cho học sinh
86 53,75 74 46,25 0
4.Việc lồng ghép GDĐĐ thông qua các
môn học khác chưa hiệu quả 74 46,25 86 53,75 0
5.Hoạt động Đoàn-Đội còn nặng tính hình
thức 93 58,13 67 41,87 0
6.Quản lý GDĐĐ thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp chưa hiệu quả
91 56,87 69 43,13 0
7.Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời, chưa đồng bộ
98 61,25 62 38,75 0
8.Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường
xuyên, chưa kịp thời 61 38,13 99 61,87 0
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.22 cho thấy: Khó khăn của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh rất nhiều và tập trung chủ yếu vào hoạt động của nhà
trường. Mức độ khó khăn cũng được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá rất khác nhau: Khó khăn mà các ý kiến rất đồng ý là: Việc xây dựng, triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức chưa hiệu quả với 68,12%; Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời, chưa đồng bộ với 61,25%; Hoạt động Đoàn-Đội còn nặng tính hình thức với 58,13%; Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên với 61,87% ý kiến đồng ý.
2.5.2. Những điểm mạnh và hạn chế trong quản lý GDĐĐ học sinh các trường THCS ở huyện Tuy An