8. Cấu trúc luận văn
1.5.7. Các yếu tố bên ngoài nhà trường
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi của đạo đức học sinh. Ngoài thời gian học tập trong nhà trường, thời gian còn lại của học sinh THCS chủ yếu sinh hoạt với gia đình, chịu sự quản lý của gia đình. Đạo đức của học sinh THCS được hình thành và phát triển như thế nào, một phần rất lớn phụ thuộc vào quản lý, giáo dục của gia đình.
kết của các cấp chính quyền địa phương với trường THCS; trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của trường THCS, trong đó có GDĐĐ cho học sinh. Đặc biệt, bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị và hành vi đạo đức của học sinh.
Đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý GDĐĐ đức ở trường THCS vì Internet đang tác động đến nhận thức, lối sống và hành vi đạo đức của học sinh cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực. Công nghệ thông tin cũng tạo thuận lợi quản lý các chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, đem lại các tác động trực tiếp cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy việc quản lý GDĐĐ sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn.
Giáo dục đạo đức học sinh THCS ở các nhà trường cần có sự chung tay hỗ trợ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường. Chính vì thế nhà trường, cần phải tăng cường công tác phối hợp này để cùng nhau nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng GDĐĐ của học sinh nói riêng.
1.6. Kinh nghiệm quản lý giáo dục đạo đức ở một số nƣớc
Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho họ những quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi người, với công việc, với Tổ quốc. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh ở các nước trên thế giới đều được quan tâm, mặc dù việc xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục có khác nhau.
1.6.1. Ở Singapore
Những năm qua, chất lượng giáo dục ở Singapore ngày càng có thương hiệu trên trường Quốc tế, đây là một đất nước có nền giáo dục phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Ở nước Singapore, đã đưa vào chương trình giảng dạy môn học được gọi là PSHE (Personal Scocial Health & Economic Education). PSHE là một môn học mà thông qua đó, trẻ em và thanh thiếu niên có kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng cần thiết để quản lý cuộc sống của họ. PSHE còn giúp người học sinh khơi dậy lòng dũng cảm, sự cảm thông với các trẻ. Theo các nhà giáo dục Singapore, mục đích của chương trình PSHE là thúc đẩy sự phát triển tinh thần, đạo đức, văn hóa và thể chất của học sinh. Môn học này sẽ giúp em chuẩn bị và hiểu rõ hơn về trách nhiệm bản thân cũng như kinh nghiệm cuộc sống sau này của chính mình. Các quan điểm chỉ đạo chung của Singapore là hết sức coi trọng văn hóa đạo đức (gắn liền pháp trị với đức trị), đề cao
tinh thần cộng đồng, xây dựng xã hội-Quốc gia.
1.6.2. Ở Lào
Bên cạnh đào tạo về kiến thức, việc dạy học sinh về đạo đức, về cách hành xử nhân văn luôn là ưu tiên được ngành giáo dục hết sức chú trọng. Tại một trường liên cấp ở thủ đô Vientiane của Lào, mô hình giáo dục mà ở đó giáo viên sẽ là tấm gương cho học trò noi theo đang phát huy rõ hiệu quả trong công cuộc “trồng người”.
Tại trường liên cấp Tiểu học và Trung học cơ sở Sinxay ở Vientiane, hằng ngày, cứ đến giờ vào học và tan học, các giáo viên trong trường lại phân công đứng bên cổng chắp tay chào từng học sinh. Đây là một trong những phương pháp giáo dục đạo đức mà nhà trường đã triển khai từ nhiều năm qua. Học sinh không chỉ có cơ hội được thực hành những điều được dạy về lễ nghĩa mà các em còn thấy được sự mẫu mực của thầy cô. Cô Kienthong Phommutti - Giáo viên của trường, nói: “Phép lịch sự rất quan trọng. Học sinh nếu chỉ học giỏi mà không có đạo đức cũng sẽ vô nghĩa. Chúng tôi cố gắng để làm sao những điều này sẽ in dấu trong tiềm thức của các em”.
Những lời dạy về lễ nghĩa cùng cách hành xử gương mẫu của thầy cô đã tác động tích cực tới học sinh. Em Sudaphon Inthaphom nói: “Theo phép lịch sự mà cha mẹ và các thầy cô ở trường vẫn thường dạy chúng con, khi qua đường thấy ô tô dừng và nhường đường thì mình phải biết chắp tay cảm ơn. Việc chắp tay cảm ơn thể hiện phép lịch sự”.
Có thể nói, để đảm bảo giáo dục học sinh đạt hiệu quả, ngoài sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, rất cần những hành động, cử chỉ gương mẫu, nói đi đôi với làm từ người lớn chứ không nên chỉ dừng ở khẩu hiệu hay lý thuyết sách vở.
Trong nhà trường việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên được thực hiện dưới nhiều hình thức: Giáo dục thông qua các môn học, các hoạt động xã hội, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoại khóa, … Song giáo dục nêu gương vẫn là hiệu quả nhất, bởi mỗi lời nói và hành động của thầy, cô đều ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, sinh viên. Vì vậy mỗi thầy giáo, cô giáo nên là một tấm gương sáng về đạo đức, cho học sinh noi theo.
1.6.3. Ở Thái Lan
Thái Lan giáo dục đạo đức với mục tiêu giúp cho người học nhận thức, quan tâm và những điều tốt.
Giáo dục cho người học phải có lòng tin, tính trung thực và nói sự thật; lịch sự và nhã nhặn; có trách nhiệm; tính công bằng và sự chu đáo và tốt bụng.
Quốc gia này giáo dục đạo đức bằng cách tương tác, học tập hợp tác, giáo dục truyền thống, thảo luận nhóm, sắm vai và học tập từ kinh nghiệm.
và vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục đạo đức được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm lo. Do đó, công tác giáo dục cần phải được nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả hơn. Để thực hiện được mục tiêu đó thì các nhà trường Việt Nam nên vận dụng một số bài học kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cho học sinh của một số nước trên thế giới.
Vấn đề đạo đức phải gắn với những đặc điểm văn hóa, với những đặc điểm chung của đất nước.
Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh cần tập trung nhấn mạnh những điểm nào là cần thiết, nhưng phải gắn với mục tiêu giáo dục cấp học, với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải tùy thuộc vào người học ở từng vùng, miền khác nhau mà lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp. Vì như chúng ta đã biết ở mỗi một vùng, miền đều có những đặc điểm và hoàn cảnh kinh tế xã hội khác biệt.
Giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện bằng nhiều con đường, cách thức, phương pháp cụ thể. Nhưng phải biết dựa vào những đặc trưng riêng của từng mục tiêu và nội dung mà lựa chọn và phối kết hợp các phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh. Để đạt hiệu tốt nhất, thì ngoài việc sử dụng những phương pháp truyền thống đã được thực hiện như: Đàm thoại, giảng giải, phương pháp nêu yêu cầu sư phạm, trách phạt, quan sát thì cần tham khảo và áp dụng một số phương pháp giáo dục đạo đức của các nước trên thế giới.
Đây chính là bài học kinh nghiệm quí báu về giáo dục đạo đức cho học sinh của một số nước trên thế giới cần được phổ biến rộng rãi cho các nhà trường phổ thông, các giáo viên để họ tham khảo và vận dụng vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp với đặc điểm và điều kiện của trường mình.
1.6.4. Ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước tiên tiến trong việc đề cao giáo dục đạo đức, lối sống, nề nếp đối với học sinh các cấp, chú trọng đến truyền thống văn hóa của dân tộc.
Để chỉ đạo các trường có cơ sở chung trong tổ chức và thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, Nhật Bản đã đưa ra triết lý giáo dục đạo đức của Nhật Bản được nêu trong chương trình khung quốc gia, thể hiện trên các mặt: Tinh thần tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu quý cuộc sống, nhiệt tâm kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống, nhiệt tâm phát triển một đất nước và xã hội dân chủ. Ý thức đóng góp cho sự phát triển của một xã hội quốc tế thanh bình: Khả năng tự quyết định và ý thức đạo đức.
Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng cuộc sống, quan hệ cá nhân, cộng đồng và ý thức về trật tự dọc. Trật tự dọc được xem
là một tôn ti xã hội nghiêm ngặt và là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội của Nhật Bản. Chính vì vậy, ở quốc gia này xây dựng mô hình giáo dục đạo đức cho học sinh dựa trên nền tảng các giá trị gia đình và văn hóa truyền thống, được thực hiện ưu tiên so với tất cả các môn học khác trong chương trình giáo dục Phổ thông.
1.6.5. Ở Trung Quốc
Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới giáo dục toàn diện gọi là “giáo dục tố chất”. Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa; Lòng tự cường dân tộc; tính kỷ luật trong lao động, học tập và hoạt động xã hội.Khi nói đến giáo dục tố chất, theo quan điểm của Trung Quốc, đó là tạo ra điều kiện tiền để học sinh phát triển cả về thể chất và tâm hồn. Khiến cho tất cả họcsinh đều được phát triển hết tiềm năng của mình từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa ý thức xã hội bên trong phẩm chất tâm lý của cá thể học sinh.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, tôi đã tiến hành phân tích, hệ thống hóa những nội dung cơ bản và các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức học sinh và các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Thông qua các nghiên cứu về giáo dục đạo đức học sinh ở trong nước cũng như ngoài nước của các tác giả qua các thời kỳ, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quản lý giáo dục ở một số nước và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Qua đó cho thấy, đạo đức có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội, được hình thành thông qua quá trình giáo dục, đó là một quá trình lâu dài, liên tục xen kẽ giữa giáo dục, tự giáo dục, giáo dục lại và mang tính nghệ thuật. Việc GDĐĐ cho thế hệ trẻ hiện nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là việc hình thành thế giới quan, cung cấp tri thức cho học sinh, bồi đắp tình cảm đạo đức, giáo dục cho học sinh biết sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão. Đồng thời giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, chuẩn bị cho các em học sinh một hành trang thật đầy đủ để các em vững bước vào đời.
Việc quản lý GDĐĐ, người làm công tác quản lý giáo dục phải nắm được những văn kiện, thông tư, văn bản, kế hoạch quy định của các cấp, các ngành, đồng thời phải nắm được điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, hoàn cảnh gia đình học sinh, hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi. Từ đó, đánh giá một cách đúng mực thực trạng quản lý GDĐĐ của học sinh trong nhà trường để từ đó lập kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong quản lý hoạt động
GDĐĐ cho học sinh phải phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường một cách hiệu quả, để thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ của học sinh trong nhà trường THCS bao gồm: Lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, quản lý việc phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức học sinh.
Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ của học sinh trong nhà trường THCS chịu tác động ảnh hưởng của các yếu tố sau: Các văn bản pháp quy về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, yếu tố về chủ thể quản lý, yếu tố về đối tượng quản lý, môi trường giáo dục, cơ sở vật chất, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục, yếu tố bên ngoài nhà trường.
Từ những vấn đề lý luận để quản lý hoạt động GDĐĐ của học sinh trong nhà trường THCS, tôi tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nội dung này được trình bày ở chương 2 của đề tài.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN TUY AN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức, quản lý GDĐĐ ở các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng đạo đức của học sinh trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Đề tài sử dụng các phương pháp khảo sát cơ bản sau: Khảo sát bằng bộ phiếu hỏi (có bộ phiếu hỏi).
Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS, Excel.
Đề tài sử dụng các mẫu phiếu điều tra (phụ lục kèm theo), bao gồm:
- Khảo sát thực trạng đạo đức của học sinh trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gồm những chuẩn mực, hình vi vi pham và thái độ đạo đức của học sinh. (Phiếu dành cho HS).
- Khảo sát thực trạng GDĐĐ cho học sinh trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. (Phiếu dành cho LLGD)
- Khảo sát thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. (Phiếu dành cho LLGD)
Ngoài ra còn dùng phương pháp phỏng vấn, quan sát, tham gia các hoạt động và nghiên cứu nhằm đánh giá định tính thực trạng.
2.1.4. Kế hoạch tổ chức khảo sát
2.1.4.1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát ở mỗi trường:
- Tổng phụ trách Đội, Công đoàn trường, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm: 13 người/ trường
- Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9: chọn 50 học sinh/ trường
2.1.4.2. Thời gian và địa điểm khảo sát
- Thời gian: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2020.
- Địa bàn khảo sát: 08 trường THCS của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên (THCS Châu Kim Huệ, THCS An Hiệp, THCS Nguyễn Thái Bình, THCS Huỳnh Thúc Kháng, THCS Lê Thánh Tông, THCS Võ Trứ, THCS Trần Rịa, THCS Đinh Tiên