Những điểm mạnh và hạn chế trong quản lý GDĐĐ họcsinh các trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 77 - 78)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.2. Những điểm mạnh và hạn chế trong quản lý GDĐĐ họcsinh các trường

2.5.2.1. Những điểm mạnh trong quản lý GDĐĐ học sinh

Được sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, công tác quản lý giáo dục đạo đức của học sinh các trường THCS những năm qua được thực hiện khá tốt, góp phần thúc đẩy hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh đạt kết quả khá cao, về số lượng lẫn chất lượng.

Nhìn chung học sinh các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có nhận thức đúng đắn về chuẩn mực đạo đức như lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, kính thầy yêu bạn, sẵn sàng giúp đỡ người khác, đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết thân ái, khiêm tốn học hỏi, tự giác tích cực học tập, có ý thức chấp hành kỷ luật, biết tuân theo pháp luật, tuân theo quy định của cuộc sống, xã hội, cộng đồng…Các em đã vươn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, có ước mơ, hoài bão cao đẹp. Nhiều học sinh đã không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực để phát triển toàn diện của một người học sinh.

Đa số các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã đề cao về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình giáo dục toàn diện, nên đã có một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quá chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, các đoàn thể...kịp thời, đồng thời thường xuyên phát động các đợt thi đua, tổ chức các phong trào nhân ngày lễ, kỷ niệm nhằm tạo cho các em học sinh có niềm vui, hứng thú trong học tập và rèn luyện, từ đó tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân.

Do đó, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh các trường THCS, từng bước được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới giáo dục như hiện nay ở các nhà trường.

2.5.2.2. Những hạn chế trong quản lý GDĐĐ học sinh

của học sinh các trường THCS cũng còn có những hạn chế nhất định, như: Việc nâng cao nhận thức cho toàn bộ cán bộ quản lý, đoàn thể, giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm, việc đổi mới tổ chức các hoạt động để nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức học sinh, chưa kịp thời khen thưởng về mặc giáo dục đạo đức, việc kiểm tra đánh giá không thường xuyên, chỉ đánh giá theo định kỳ.

Qua khảo sát của tác giả, cũng như trao đổi, tổng kết thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây, việc giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên còn nhiều bất cập, chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp, so với mặt bằng chung. Công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh còn hạn chế, các trường chủ yếu chú trọng giáo dục trí tuệ, chưa quan tâm đúng mức đến mặt giáo dục đạo đức, ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế và rèn luyện đạo đức. Nội dung giáo dục đạo đức thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho học sinh,việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa của nhà trường chưa được chú trọng đúng mực, chủ yếu dựa vào những ngày lễ lớn để tổ chức hoạt động giáo dục, chưa cụ thể hóa các hình thức tồ chức có tính sáng tạo. Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh tham gia và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ đế hình thành và phát triển những hành vi đạo đức.

Ở các trường THCS hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh vẫn còn các hình thức và giải pháp đơn điệu, các bài giáo dục chủ yếu về nội qui của nhà trường, của lớp, kỷ cương, nề nếp nên kết quả quản lý giáo dục đạo đức đạt kết quả chưa thật sự cao.

Quá trình quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện rèn luyện đạo đức học sinh chưa thật sự chú trọng đúng mức.

Nhà trường chưa thật sự chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh ở từng tháng, từng tuần nhằm để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa thật sự đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể, xã hội.

2.5.3. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự hạn chế trong việc quản lý GDĐĐ học sinh các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)