1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung
2.5.3. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự hạn chế trong việc quản
* Nhóm nguyên nhân thứ nhất
- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, văn hóa như hiện nay, những luồng văn hóa tiêu cực, không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến học sinh và công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế đã phát huy các mặt tích cực của nó, nhưng ngược lại sẽ kéo theo sự biến đổi hệ
thống định hướng giá trị đạo đức của mỗi người trong xã hội, ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của học sinh.
- Công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được coi là một tiêu chí quan trọng, chưa được đặt ngang hàng với giáo dục văn hóa.
- Thực trạng các trường học chưa chỉ đạo sát sao việc thực hiện các văn bản hướng dẫn về việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh; tình trạng không ít giáo viên chủ nhiệm trẻ lúng túng trong việc xếp loại hạnh kiểm học sinh và việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh còn mang tính hình thức.
- Cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế, đồng thời đời sống của một bộ phận gia đình học sinh còn nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
* Nhóm nguyên nhân thứ hai
- Trong các trường THCS hiện nay, chất lượng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức chưa cao, đồng thời các bộ phận đoàn thể trong nhà trường hoạt động chưa đồng bộ.
- Lực lượng giáo dục xã hội cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Thiếu các văn bản pháp quy của nhà nước và địa phương chỉ đạo các ban ngành thực hiện phối hợp với nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Lực lượng xã hội là môi trường tác động tích cực tới tâm lý của học sinh, giúp cho việc nhận thức đúng đắn, ngăn chặn được những tác động tiêu cực của xã hội đồng thời phát huy được những mặt tốt, tích cực trong học sinh.
* Nhóm nguyên nhân thứ ba
- Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật nhiệt tình trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, có giáo viên chủ nhiệm buông lỏng công tác giáo dục đạo đức học sinh. Năng lực tổ chức, chỉ đạo của một số trường còn hạn chế, thiếu phương pháp, chưa chú trọng đến công tác quản lý.
- Việc đầu tư kinh phí cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa cao mà chỉ chú trọng đầu tư vào việc dạy đội tuyển học sinh giỏi, đội văn nghệ, đội thể dục thể thao.
- Các nhà trường chưa tổ chức được các hội nghị, các buổi tổng kết để bàn về kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh, bồi dưỡng kinh nghiệm nghiệp vụ sư phạm, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thì chưa được đầu tư nhiều.
* Nhóm nguyên nhân thứ tư
chưa động viên kích thích được các lực lượng tích cực tham gia giáo dục thế hệ trẻ, khích lệ được phong trào thi đua của giáo viên và học sinh. Chủ yếu các trường kế hoạch hóa ở tầm vĩ mô, chưa chi tiết cụ thể.
- Nhà trường chủ yếu chú trọng công tác thưởng về thành tích học tập học sinh chưa thật sự chú trọng khen thưởng về công tác giáo dục đạo đức học sinh.
* Nhóm nguyên nhân thứ năm
- Sự biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi, đó là sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ hay bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử không tiến bộ. Điều này chứng tỏ đa số học sinh trường THCS đang ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi mới lớn, thích tìm tòi cái mới lạ nên hay bị sa ngã trước ma lực của những tệ nạn xã hội. Hơn nữa có những học sinh sống trong gia đình chưa được hưởng nền giáo dục tốt tạo cho họ có những thói quen không tốt, không tự giác rèn luyện bản thân.
Những kết quả nghiên cứu về thực trạng giáo dục đạo đức và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức của các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh tổng thể, khá toàn diện về vấn đề này. Thực trạng đó đã đặt ra cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trong tình hình hiện nay.
Tiểu kết Chƣơng 2
Nội dung chương 2 của đề tài tập trung vào việc khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh ở các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nhìn chung công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh các trường THCS trong những năm qua đạt kết quả khá tốt được xã hội ghi nhận, song cũng còn tồn tại những hạn chế cần sớm có những giải pháp để khắc phục.
Các trường THCS huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, các nội dung tuyên truyền giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động của đoàn thể nhà trường mà chủ yếu là Liên đội nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ của học sinh. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu, chưa được thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nên còn gặp khó khăn và lúng túng trong công việc là điều khó tránh khỏi.
Nhận thức về giáo dục đạo đức của một số giáo viên chưa thật sự cao, những phẩm chất cần thiết trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh được trường THCS chú trọng chưa thực sự đầy đủ; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh chưa sát thực tế, thiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể, còn bị động trong khi triển khai và thực hiện; việc đôn đốc, kiểm
tra đánh giá chưa thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời, chưa phát huy hết việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
Nhìn chung, các trường THCS của huyện tổ chức các hoạt động phong trào chưa được thường xuyên và đổi mới, các phong trào được lập lại gây sự nhàm chán, không thu hút được học sinh. Việc xây dựng và phát triển một trường học lành mạnh, an toàn chưa được chú trọng đúng mức. Chính vì thế, các nhà trường THCS chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích các lực lượng giáo dục tham gia công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đồng thời qua nghiên cứu, khảo sát về điều kiện vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vừa có cái chung, vừa có tính đặc thù riêng, vì vậy việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh vừa phải tuân theo quy luật chung, vừa phải nghiên cứu tìm ra nét đặc trưng riêng để có sự tác động cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Qua đối chiếu cơ sở lý luận và kết quả điều tra thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vẫn còn nhiều bất cập. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và chất lượng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS nói riêng thì cần nghiên cứu đề xuất các biện pháp, quản lý hiệu quả, đồng thời mang tính khả thi nhằm tác động, thúc đẩy hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng được hiệu quả.Từ đó chất lượng giáo dục của huyện ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và kinh tế xã hội. Những nội dung quan trọng này sẽ được trình bày ở chương 3.
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN TUY AN TỈNH PHÚ YÊN