Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsin hở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đứccho họcsin hở trường

THCS

Chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một phạm trù rộng, có thể tiếp cận đánh giá chất lượng nhiều góc độ khác nhau. Đối với nhà trường THCS thì chất lượng gắn liền với các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

Kiểm tra, giám sát, thanh tra là một chức năng quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Kiểm tra phải đi cùng với đánh giá, kiểm tra là điều kiện để

đánh giá. Kiểm tra, đánh giá tình trạng ban đầu: đây là khâu kiểm tra đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục. Kiểm tra, đánh giá tình trạng ban đầu còn bao gồm kiểm tra, đánh giá tình trạng triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt. Nhà trường phải bám sát, nắm bắt những diễn biến ban đầu, đánh giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch của các lực lượng, các đầu mối và kịp thời động viên, khuyến khích hợp lý hoặc đưa ra những quyết định điều chỉnh bổ sung khi cần thiết. Kiểm tra, đánh giá quá trình: sau khi đã khởi đầu thành công, các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiếp tục được diễn ra theo kế hoạch. Nhà trường cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, nội dung giáo dục; về phương pháp tiến hành; về kết quả ban đầu của các hoạt động của bộ phận, các giai đoạn, phát hiện sai sót, lệch lạc; tìm nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Kiểm tra, đánh giá kết thúc thực hiện kế hoạch: Đây là khâu kiểm tra, đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện của các lực lượng, các đầu mối. Sau một quá trình giáo dục, một học kỳ, một năm, một khoá học thường phải có kiểm tra, đánh giá kết quả.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, nhằm mục đích đánh giá đúng và kịp thời để khích lệ, biểu dương, khen thưởng học sinh phấn đấu vươn lên; đồng thời cũng ngăn chặn, phê bình những hành động sai trái, vi phạm đạo đức; thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đửc cho các thành viên của nhà trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần.Tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch.

Tóm lại, hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS là làm sao cho quá trình giáo dục đạo đức tác động trực tiếp đến người học để hình thành ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức cho học sinh.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THCS

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan của Hiệu trưởng tới các lực lượng giáo dục, học sinh và các điều kiện hỗ trợ nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường THCS với những nội dung:

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh là quá trình bao gồm: Xây dựng mục tiêu cho hoạt động, nguồn lực, biện pháp tổ chức, tiến độ thực hiện, con người phụ trách, tiêu chí đánh giá theo một quy trình kế hoạch thống nhất.

Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh được tiến hành và có kế hoạch phù hợp là phải căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng.

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, có thể được tách ra xây dựng thành một kế hoạch riêng hoặc có thể cấu trúc thành một nội dung trong kế hoạch hoạt động của các bộ phận. Việc xây dựng theo cách thức nào thì cũng phải lồng ghép các nội dung GDĐĐ vào các mặt hoạt động khác nhau của nhà trường, đảm bảo cho mọi hoạt động, mọi lực lượng trong nhà trường cùng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

Kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh phải được cụ thể hoá thành chương trình hành động của các lực lượng giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh. Chương trình hành động này bao gồm các chi tiết về mục tiêu chất lượng, nội dung công tác, thời gian, biện pháp thực hiện, phân công người chịu trách nhiệm và dự kiến sản phẩm. Chương trình hành động phải bảo đảm cho mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, hiểu biết sâu sắc về những hoạt động của mình trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là một việc quan trọng, vì vậy hàng năm cần phải có sự chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Đồng thời triển khai, phổ biến kế hoạch, phải quán triệt sâu sắc kế hoạch giáo dục đạo đức, nắm chắc mục tiêu, yêu cầu nội dung giáo dục đạo đức và quy định về khối lượng kiến thức cần trang bị cho học sinh đến các bộ phận, đoàn thể, giáo viên và học sinh; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác thực hiện kế hoạch theo nhiệm vụ được giao, nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường.

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh

Tổ chức hoạt động GDĐĐ học sinh là triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Đây chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được hoạch định trong kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Tổ chức, triển khai hoạt động GDĐĐ học sinh theo kế hoạch đã xây dựng cần chú trọng việc xác định mục đích, phương pháp, cách thức thực hiện, nhiệm vụ đề ra, kết quả của hoạt động hướng đến mục tiêu thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.

Triển khai hoạt động GDĐĐ, nhà trường cần phải phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hệ thống nhà trường. Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của

nhiều lực lượng, có cả lực lượng bên trong, có cả lực lượng bên ngoài nhà trường, có nhiều loại hình hoạt động, việc phối hợp giữa các lực lượng tuy đã dược dự kiến trong kế hoạch, nhưng đôi khi trong thực tiễn lại diễn biến khác. Mặt khác, mỗi bộ phận hoạt động tương đối riêng lẻ, khó quan sát được các bộ phận khác, các mặt hoạt động khác trong hệ thống giáo dục. Điều đó đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường phải có quan sát, nắm tình hình tổng quát trong toàn trường, của mọi hướng, mọi hoạt động để kịp thời điều chỉnh.

Để đạt được mục tiêu GDĐĐ cho học sinh đòi hỏi nhà quản lý phải tìm ra các hình thức, các phương pháp dạy học, giáo dục tối ưu và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức đó nhằm giáo dục nhận thức, bồi dưỡng ý thức và hình thành thói quen, hành vi đạo đức cho học sinh. Theo đó, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm toàn bộ những cách thức tổ chức, cách thức thao tác và biện pháp tác động, điều khiển của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệ thống công cụ, phương tiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định. Hệ thống công cụ quản lý gồm: Điều lệ nhà trường phổ thông; Quy chế Giáo dục và Đào tạo về chương trình, kế hoạch, nội quy của các cấp.

Các hoạt động, phong trào được triển khai nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, là phải mang hiệu quả, thu hút các em tham gia, thực tế đối với các em. Đồng thời các hoạt động phải mang tính giáo dục cao đối với học sinh.

Trong quản lý, việc triển khai, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cũng cần phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận, đoàn thể, lực lượng tham gia, đồng thời phải tạo mọi điều kiện về nguồn lực, vật chất và tinh thần để đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình, qua đó thực hiện thành công mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Đây là phương thức tác động của chủ thể quản lý, nhằm điều hành tổ chức, ra quyết định cho các thành viên, theo dõi giúp đỡ, động viên để thúc đẩy hoạt động thực hiện kế hoạch đã vạch ra, đạt các mục tiêu của tổ chức bằng những biện pháp khác nhau. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến đối tượng quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tìm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của tổ chức.

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Chức năng chỉ đạo trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục và góp phần tạo nên chất lượng, hiệu quả

cao cho các hoạt động này. Chỉ đạo có vai trò cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các cá nhân, các bộ phận, đoàn thể, tổ chuyên môn. Liên đội có trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, chủ trì, phối hợp với tổ chuyên môn, giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp để tổ chức triển khai hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo kế hoạch của nhà trường, huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục vào quá trình tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Cán bộ quản lý nhà trường tăng cường sự chỉ đạo, đồng thời giao quyền chỉ đạo cho đoàn thể trực tiếp quản lý công tác này, để thực hiện, tổ chức kịp thời các hoạt động giáo dục học sinh và phải tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, thiết bị hiện có để các thành viên thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Kiểm tra là hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý để xem xét thực tế, đánh giá, giám sát thành quả hoạt động. Qua kiểm tra còn phát hiện các sai lệch để uốn nắn, điều chỉnh nhằm thúc đẩy hệ thống đạt tới mục tiêu. Để tiến hành kiểm tra, đánh giá, nhà quản lý giáo dục phải thu thập thông tin từ các bộ phận, các thành viên trong tổ chức để đánh giá, kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh. Đồng thời tìm ra nguyên nhân của thành công và thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý tiếp theo. Để kiểm tra có hiệu quả cần phải dựa vào mục tiêu, nội dung, tiêu chí và phương pháp kiểm tra một cách hợp lý, chính xác.

Kiểm tra là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Để thực hiện được chức năng kiểm tra, cần phải có tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp kiểm tra dựa trên các nguyên tắc khoa học và mục tiêu của tổ chức để có hệ thống kiểm tra thích hợp. Nhà quản lý dựa trên thông tin thu thập được để xem xét đánh giá, ra quyết định điều hành phối hợp. Đồng thời qua thông tin thu được, nhà quản lý đánh giá những thành công, thất bại và nguyên nhân của nó để rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý quá trình tiếp theo.

Để quản lý tốt kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc đánh giá kết quả giáo dục đạo đức phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan,

công bằng; đảm bảo tính toàn diện nhưng phải có trọng điểm; đảm bảo tính phát triển và phản ánh đúng thực chất, đúng thủ tục, quy trình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhà trường và thường xuyên rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hay triển khai những kết quả đạt được trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, lãnh đạo nhà trường cần phải tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm của hoạt động theo đúng định kỳ và thời gian nhất định.

1.4.5. Việc phối hợp của nhà trường với các LLGD để GDĐĐ cho học sinh

Để hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả như mong muốn cần phải phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Để làm tốt công tác này đầu năm học nhà trường cần xây dựng một cơ chế phối hợp, cần nêu rõ mục tiêu, cách thức, thời gian cần phối hợp. Cán bộ quản lý nhà trường cần phải tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc sự phối hợp theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác này đối với việc giáo dục đạo đức học sinh.

Quản lý tốt việc phối hợp với các lực lượng giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý về mọi mặt của nhà trường, mà đặc biệt là hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, từ đó đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho học sinh, đồng thời nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục, từ đó hiệu quả giáo dục ngày càng nâng cao.

Như vậy, những nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS hiện nay có quan hệ biện chứng, thống nhất chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Việc quản lý tốt nội dung này sẽ là điều kiện để quản lý các nội dung khác và ngược lại. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, thì chủ thể giữ vai trò quyết định, còn tính tích cực, tự giác, năng động của học sinh giữ vai trò quan trọng. Cho nên phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng, không được tuyệt đối hoá và xem nhẹ nội dung nào.

1.5. Những yếu tố tác động tới hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng THCS ở trƣờng THCS

1.5.1. Các văn bản pháp quy về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Các văn kiện đại hội của Đảng, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ GD và ĐT, luôn khẳng định và nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục trong việc tạo động lực, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, đã khẳng định: “Phát triển

giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)