1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
2.4.5. Thực trạng phốihợp của nhà trường với các LLGD để GDĐĐcho học
Các lực lượng giáo dục bao gồm: Gia đình, đoàn thể địa phương, hội phụ huynh, địa bàn dân cư, chính quyền địa phương, công an, hội khuyến học, các cơ sở kinh tế, văn hóa, đài phát thanh địa phương. Để biết được thực trạng việc phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường THCS của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên tôi đã khảo sát và thu được kết quả thể hiện bảng 2.20.
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng việc phối hợp của nhà trường với các LLGD để GDĐĐ cho học sinh trường THCS
Mức độ phối hợp Số LLGD chọn/ tổng LLGD Tỉ lệ (%) Rất tốt 3/160 1,8 Tốt 15/160 9,4 Tương đối tốt 55/160 34,4 Không tốt 87/160 54,4
(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.20 cho thấy, lực lượng giáo dục đều cho rằng việc phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức học sinh là chưa được hiệu quả. Có 54,4% lực lượng giáo dục cho rằng sự phối hợp này là không tốt, có 34,4% lực lượng giáo dục đánh giá là tương đối tốt, chỉ có 1,8% cho rằng rất tốt và 9,4% cho là tốt.
Như vậy, sự quan tâm của cán bộ quản lý trong nhà trường THCS ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đối với sự phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục để GDĐĐ học sinh đạt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, cần phải nâng cao sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác GDĐĐ học sinh, nhằm tận dụng mọi nguồn lực để cùng chung tay trong sự nghiệp giáo dục.