Những yếu tố tác động tới hoạt động quản lý giáo dục đạo đức họcsin hở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 40)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Những yếu tố tác động tới hoạt động quản lý giáo dục đạo đức họcsin hở

ở trƣờng THCS

1.5.1. Các văn bản pháp quy về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Các văn kiện đại hội của Đảng, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ GD và ĐT, luôn khẳng định và nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục trong việc tạo động lực, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, đã khẳng định: “Phát triển

giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [29].

Chỉ thị số 31/CT-TTg, ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã chỉ ra: Tăng cường công tác quản lý và chịu trách nhiệm về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thuộc phạm vi quản lý; Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường” [12].

Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên” [14].

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về giáo dục đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa trường học; tổng kết Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” [14] và đề xuất chương trình, kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo; tổ chức thực hiện có nề nếp hoạt động chào cờ, hát Quốc ca; thể dục giữa giờ; lao động, vệ sinh trường, lớp; tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tình nguyện vì cộng đồng; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, đồng thời có thông tư hướng dẫn thực hiện như: Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa” [39]. Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông” [40]. Triển khai các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đẩy mạnh việc chăm sóc, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương và người có công theo Chương trình số 652/CTr-BGDĐT-BLĐTBXH, ngày 25/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Lao động và Thương binh xã hội.

Thực hiện các văn bản của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo, và kế hoạch nhiệm vụ năm học hàng năm như: Kế hoạch số 129/KH-SGDĐT, ngày 19/5/2016 của Sở

Giáo dục và Đào tạo “Về việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”[33]. Văn bản số 710/SGDĐT-CTTTHSSV, ngày 12/9/2019 “Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2019-2020”[35], công văn số 659/SGDĐT-GDTrH, ngày 30/8/2019 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trong năm học 2019-2020 đã đề ra: “...tăng cường nề nếp, kỷ cương, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện”[34].

Trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nói riêng, các chủ trương, chính sách, nghị định, thông tư, văn bản, kế hoạch....là công cụ quản lý và hành lang pháp lý quan trọng để các trường học tổ chức thực hiện hiệu quả, công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh góp phần thúc đẩy phát triển nhà trường đi lên trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

1.5.2. Các yếu tố về chủ thể quản lý

Hiệu quả hoạt động quản lý phụ thuộc vào nhân cách người lãnh đạo, mà nhân cách là tổng hòa của phẩm chất và năng lực, của lý trí và tình cảm. Do đó, có thể nói rằng phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các trường học có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác GDĐĐ học sinh của nhà trường.

Người cán bộ quản lý muốn điều khiển được các thành tố khác, làm cho các thành tố đó luôn vận động theo đúng quy luật trong hệ thống quản lý thì phải có phẩm chất, năng lực tốt, phải có tâm, có tầm, có tài trong hoạt động quản lý.

Quản lý GDĐĐ cho học sinh THCS chịu sự chi phối của những chủ trương, biện pháp quản lý của người lãnh đạo cao nhất trong nhà trường.Chủ thể quản lý giáo dục nhà trường là người đề xuất các chủ trương, biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh. Chủ trương, biện pháp quản lý đúng sẽ có tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh trong nhà trường, kích thích được các lực lượng tham gia.

Đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức học sinh. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Học sinh không dễ dàng làm theo lời khuyên của giáo viên, mà các em lại dễ dàng làm theo cách giáo viên đang làm.

Đối với công tác GDĐĐ, chất lượng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ, giáo viên. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi cán bộ giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có

uy tín đối với học sinh, được học sinh mến phục, kính yêu.

Trong các nhà trường, nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, tri thức kinh nghiệm, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, chế độ động viên khuyến khích, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí....là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Trong đó, nhận thức về tầm quan trọng của lãnh đạo nhà trường đối với hoạt động giáo dục đạo đức học sinh có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động này.

1.5.3. Các yếu tố về đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THCS là đông đảo học sinh của nhà trường. Học sinh là lực lượng chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ kế thừa, là lực lượng sau này góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là đối tượng mà chúng ta cần phải trang bị kiến thức sâu sắc nhất, là lực lượng cần phải nâng cao chất lượng về giáo dục đạo đức, để trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên.

Để giáo dục đạo đức học sinh THCS, chúng ta cần phải hiểu và nắm rõ người mà chúng ta cần phải giáo dục. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý GDĐĐ cho học sinh. Vì muốn quá trình quản lý đạt được mục tiêu thì chủ thể quản lý phải hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng quản lý.

Lứa tuổi học sinh trường THCS bao gồm những em ở độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường Trung học cơ sở. Các em sinh ra vào thời điểm đổi mới của đất nước. Thế hệ các em là sản phẩm của thời kỳ đổi mới. Các em bước vào cuộc sống lập thân, lập nghiệp, trở thành nguồn lực chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những thập kỷ đầu của thế kỉ XXI. Do đó, những nhà quản lý, người làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS phải đặc biệt coi trọng giáo dục truyền thống dân tộc và cách mạng để giáo dục đạo đức cho trẻ em.

Khi giáo dục các em, chúng ta cần phải hiểu được là các em đang ở lứa tuổi này phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Ở lứa tuổi này, hành vi của các em dễ có tính tự phát, tính cách của các em thường có những biểu hiện thất thường, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Đối với các em, suy nghĩ chưa đủ chín để trở thành người lớn, khiến cho các em có những cách ứng xử và hành động không phù hợp với những áp lực tiêu cực hay sự lôi kéo của bạn bè chưa ngoan hay từ một số người xấu trong cộng đồng như sa vào các tệ nạn xã hội. Cho nên các nhà quản lý, các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh trường THCS cần phải chú ý tới những đặc điểm đó của học sinh cả về mặt tích cực lẫn mặt hạn chế, nhược điểm để hướng dẫn, giáo dục các em học sinh không để rơi vào sự phát triển tự phát.

Học sinh không chỉ là đối tượng cần quản lý tác động giáo dục mà còn là chủ thể của quá trình hình thành, rèn luyện các phẩm chất đạo đức. Để giúp học sinh có ý thức và tích cực rèn luyện đạo đức, công tác quản lý phải làm cho thầy cô thật sự tôn trọng nhân cách học sinh, luôn tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội và có đủ điều kiện tự thể hiện mình trước tập thể. Nhà quản lý giáo dục, cần biết đến sự ảnh hưởng của tâm lí lứa tuổi học sinh để tôn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng thời phải đưa ra các hình thức, sử dụng các phương pháp khéo léo để giáo dục đạo đức cho các em học sinh.

Giáo dục đạo đức cho học sinh, lực lượng giáo dục cần giúp cho các em học sinh nhận thức đúng, có tinh thần trách nhiệm, tạo cho các em phát triển năng lực của mình, để các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh. Mỗi em học sinh điều có một tố chất riêng, một ý nghĩ, việc làm riêng cho bản thân, cho nên chúng ta phải hiểu và làm sao để tập hợp được các em, xây dựng cho các em một nền tảng vững chắc trong nhận thức đồng thời tạo cho các em có một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn nhất.

1.5.4. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình giáo dục. Nhà trường có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vườn trường... đó là một trường học có đầy đủ cơ sở vật chất. Cùng với các hoạt động giáo dục khác, giáo dục đạo đức cho học sinh phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động.

Nhà trường còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch-đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục, rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.

Ngoài ra nhà trường phải dành kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động, đảm bảo đủ cơ sở vật chất như âm thanh, băng rôn tuyên truyền, các dụng cụ phục vụ cho việc tổ chức.

1.5.5. Môi trường giáo dục

Thời gian các em học tập ở trường, là thời gian mà các em có cơ hội nhiều nhất trong việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè...Vì thế khi bước vào trường các em cảm nhận được đây là nơi mình vui vẻ, hạnh phúc, đem lại nhiều cảm xúc, nhiều điều hay, lẽ phải, là nơi mình học tập và chia sẽ tốt nhất. Cho nên cán bộ quản lý, giáo viên, cần phải quan tâm tạo cho các em một môi trường giáo dục an toàn và có chất lượng nhất.

Đối với học sinh, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, văn hóa nhà trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội, ...

Như vậy, cùng với việc tạo dựng một môi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh, nhà trường còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục, rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.

1.5.6. Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Vì có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, sẽ giúp cho việc giáo dục đồng bộ, hoạt động tổ chức được hưởng ứng một cách nhiệt tình đầy đủ, tạo ra một khí thế mới, đồng thời tạo ra một nguồn lực lớn mạnh để cùng nhau phối hợp trong công tác giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng. Sự phối hợp của các lực lượng này tốt, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện về mọi mặt của học sinh, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những điều kiện quan trọng chi phối hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh THCS được đánh giá bởi các vấn đề sau: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh; vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn; vai trò, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa nhà trường- gia đình-các tổ chức xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

1.5.7. Các yếu tố bên ngoài nhà trường

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi của đạo đức học sinh. Ngoài thời gian học tập trong nhà trường, thời gian còn lại của học sinh THCS chủ yếu sinh hoạt với gia đình, chịu sự quản lý của gia đình. Đạo đức của học sinh THCS được hình thành và phát triển như thế nào, một phần rất lớn phụ thuộc vào quản lý, giáo dục của gia

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện tuy an tỉnh phú yên 1 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)