Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 99 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các

các trường THCS huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau

Từ những nghiên cứu trên về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Tác giả thấy những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân sau:

2.5.1. Ưu điểm

- Đội ngũ CBQL và phần lớn đội ngũ GV của các trường đã nhận thức được tầm

quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. CSVC trường học nói chung và PTDH nói riêng cần thiết cho việc ứng dụng CNTT bước đầu đã được đầu tư. Việc kết nối Internet với đường truyền ADSL, đường truyền cáp quang, CSVC, TBDH về CNTT được đầu tư trang bị khá đầy đủ. Đây là những điều kiện quan trọng cho việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào dạy học ớ các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Trong những năm học gần đây, Phòng GD&ĐT đã rất quan tâm chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT trong trường học. Hàng năm, Phịng GD&ĐT đều tổ chức rà sốt và có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ CBQL, GV, tập huấn các phần mềm mã nguồn, các phần mềm ứng dụng trong dạy học. Toàn ngành đang ứng dụng tương đối tốt CNTT vào công tác quản lý: phần mềm quản lý phổ cập giáo dục, phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý công tác kiểm định chất lượng, phần mềm quản lý nhà trường Vemis, phần mềm nhập điểm Vnedu, …Đặc biệt các PMDH trực tuyến, phát huy được vai trò kết nối được sự học tập của HS trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến mạnh mẽ. Ngoài ra, việc tổ chức các cuộc thi giải Toán và Tiếng Anh qua mạng Internet dành cho HS cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục, rộng khắp giúp nâng cao chất lượng 2 môn học này cũng là tạo sân chơi lành mạnh cho HS. Việc kiểm tra và lưu trữ các tư liệu dạy học trên máy vi tính được các trường nghiêm túc thực hiện. Hầu hết các văn bản hành chính, trao đổi thơng tin liên lạc giữa Phòng GD&ĐT và các trường đều được thực hiện nhanh chóng qua hịm thư điện tử nội bộ, trao đổi qua hệ thống văn phịng khơng giấy giảm thiểu nhiều cơng việc hành chính. Các văn bản, hồ sơ công việc, dữ liệu nhà trường đã được số hóa tương đối nhiều.

2.5.2. Hạn chế

Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thời nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập:

Mặc dù CSVC trường học nói chung và PTDH nói riêng phục vụ cho ứng dụng CNTT vào dạy học đã được đầu tư mua sắm nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế ở các trường: Số máy vi tính trong các phịng máy vi tính quá ít; các phương

tiện, đồ dùng ứng dụng CNTT trang bị trong các phòng học chưa đầy đủ, còn thiếu rất nhiều, hiện nay các trường chưa được đầu tư xây dựng được phịng học ĐPT; tồn huyện chưa có phịng thư viện điện tử. Hệ thống Wifi chưa phủ khắp các trường học gây ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đặc biệt là dạy học trực tuyến (các cuộc thi IOE, Violympic). Việc khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng CSVC trường học, hạ tầng ứng dụng CNTT còn rất thấp, số giờ dạy có sử dụng PTDH hiện đại cịn ít. Kỹ năng sử dụng PTDH hiện đại chưa thành thạo, nhuần nhuyễn. Điều này cho thấy công tác quản lý việc khai thác sử dụng đồ dùng phương tiện CNTT vào dạy học còn hạn chế.

- Số CB, GV được đào tạo chuyên sâu về CNTT cịn q ít. Cách khai thác thơng tin, tư liệu trên Internet để tích hợp vào các GADHTC có ứng dụng CNTT còn hạn chế. Việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT theo hình thức tự phát, chưa có sự quản lý tích cực nội dung này.

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho cả quận chưa được triển khai, còn CSDL của từng trường phục vụ cho việc dạy và học còn nghèo nàn, chưa bắt kịp xu hướng thời đại.

- Về mặt nhận thức: 100% CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học song trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập.

- Sự thống nhất, đồng thuận của CB-GV trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT chưa cao.

- Cơng tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã được thực hiện tương đối đồng bộ, từ việc xây dựng kế hoạch đến việc hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, cơng tác này cũng cịn nhiều hạn chế bởi hầu hết mới thực hiện lồng ghép trong các hoạt động chung khác chứ chưa thành một hoạt động thường xuyên, khoa học.

2.5.3. Nguyên nhân

Những hạn chế, bất cập của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thời có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

a. Nguyên nhân khách quan

Về CSVC nói chung và các PTDH nói riêng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong dạy học ở trong các nhà trường. Nhất là để ứng dụng CNTT trong dạy học thì các PTDH hiện đại giữ vai trò then chốt. Nhà trường không xây dựng được phịng học ĐPT, khơng mua sắm được các PTDH hiện đại, khơng đủ phịng máy vi tính thì khơng thể ứng dụng CNTT vào quá trình tổ chức hoạt động dạy học được và đương nhiên là khơng thể dạy học theo hướng cơng nghệ hóa. Huyện Trần Văn Thời là một huyện cịn nhiều khó khăn về cả kinh tế và xã hội nên việc đầu tư CSVC chất nói chung các đồ dùng ứng dụng CNTT cịn chậm, cơng tác xã hội hóa giáo dục về CSVC cũng rất khó

khăn. Hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong dạy học là tương đối khó đối với đội ngũ GV của các trường. Đời sống của GV cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều GV cịn chưa tự trang bị được máy tính cá nhân để sử dụng cho việc sử dụng và thiết kế giáo án phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, để có được một giờ dạy có ứng dụng CNTT thì GV phải chuẩn bị mất rất nhiều thời gian, công sức ngay từ khâu soạn giáo án.

Những nguyên nhân khách quan trên đã ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

b. Nguyên nhân chủ quan

Từ góc độ quản lý, CBQL của các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời chưa thực sự quan tâm sát sao đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa có kế hoạch quản lý cụ thể vấn đề này, mới chỉ coi việc ứng dụng CNTT trong dạy học như một phong trào. Đội ngũ CBQL trước yêu cầu mới vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự chủ động sáng tạo, cịn trơng chờ lại, tính hiệu quả trong cơng tác quản lý điều hành chưa cao, chưa quy tụ và khai thác được thế mạnh trong đội ngũ GV.

Kết quả điều tra đội ngũ GV của các trường cho thấy họ còn rất lúng túng khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Nguyên nhân một phần là do trình độ tin học của đội ngũ GV còn hạn chế, nhưng chủ yếu vẫn là do họ chưa có sự tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo. Sự nỗ lực ở một số GV còn hạn chế, chưa tâm huyết, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện; việc phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức khác trong việc giáo dục HS còn chưa hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Huyện Trần Văn Thời là một huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển về kinh tế - xã hội vì có cảng biển Sơng Đốc giàu nguồn lợi thủy hải sản nói chung. Do vậy, giáo dục đào tạo cũng phải phát triển theo. Tuy nhiên, chất lượng GD-ĐT của huyện Trần Văn Thời nhìn chung cịn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương. Chất lượng GDPT, đặc biệt là giáo dục bậc THCS để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với huyện Trần Văn Thời trong giai đoạn hiện nay. Thế nên, muốn nâng cao chất lượng GDPT thì phải có sự đột phá trong hoạt động dạy học.

Thực tiễn cho thấy xu thế ứng dụng CNTT trong dạy học là tất yếu khách quan, xu thế hiện đại hóa trường học, số hóa trường học, xây dựng trường học điện tử và ứng dụng CNTT trong dạy học đang là hướng đi đúng đắn của các nhà trường. Trong khi đó từ kết quả điều tra về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở 15 trường THCS của huyện Trần Văn Thời cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường còn nhiều hạn chế. Bộ GD&ĐT phát động phong trào “Nói khơng với đọc chép”, thế nhưng ứng dụng CNTT trong dạy học khơng đúng cách, có phần lạm dụng CNTT trong dạy học ở các trường thì dường như chỉ đổi từ “đọc - chép” sang “nhìn - chép”

mà thơi. Để thay đổi thực trạng này địi hỏi CBQL của các trường THCS phải nghiên cứu đề xuất được các biện pháp khả thi nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ GV để góp phần phát triển nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nơi mình đang quản lý.

Qua nghiên cứu, phân tích tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thời ở nội dung của chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN TRẦN VĂN THỜI

TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)