Thực trạng nội dung ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 69 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS huyện Trần

2.3.2. Thực trạng nội dung ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS

Chúng tơi tìm hiểu thực trạng về nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV (Phụ lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho dành cho GV trường THCS) Qua các nội dung như: Ứng dụng CNTT để xây dựng kế hoạch dạy học; Ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học; Ứng dụng CNTT trong sử dụng phòng học ĐPT; Ứng dụng CNTT nhằm khai thác các tiện ích trên mạng để dạy học; Ứng dụng CNTT nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nội dung về ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên

Nội dung Số lượng Tỉ lệ

%

Ứng dụng CNTT để xây dựng kế hoạch dạy học 225 100

Ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học 55 24.4

Ứng dụng CNTT trong sử dụng phòng học đa phương tiện 7 3.1 Ứng dụng CNTT nhằm khai thác các tiện ích trên mạng

internet để dạy học

141 62.7

Ứng dụng CNTT nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Chúng tôi biểu thị kết quả cho biểu đồ như sau: 100 24.4 3.1 62.7 9.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5

Biểu đồ 2.2: Thực trạng nội dung về ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên

Qua kết quả trên, chúng tơi có một số nhận xét:

Tất cả đội ngũ GV THCS huyện Trần Văn Thời đều ứng dụng CNTT để xây dựng kế hoạch dạy học (100%). Qua tìm hiểu, kết hợp lấy ý kiến trưng cầu của GV, chúng tôi nhận thấy, các cấp chỉ đạo việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học xuyên suốt trong những năm gần đây. Đặc biệt việc triển khai Chỉ thị 138/CT-BGDĐT ngày 18/01/2019 của Bộ GD&ĐT về chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường [3]. Đã tạo điều kiện để các đơn vị trường học đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong xây dựng kế hoạch dạy học. Trước đây việc xây dựng kế hoạch còn rất nhiều GV viết tay, nhà trường cùng khơng khuyến khích dùng CNTT. Nhưng khi có Chỉ thị 138 thì nhà trường đẩy mạnh việc khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong soạn giảng, tổ chức dạy học, khai thác các tiện ích trên mạng internet, ứng dụng CNTT nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Mặc dù có 100% GV ứng dụng CNTT để xây dựng KHDH, tuy nhiên chỉ có 24.4% ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học. Đây là một thực trạng cho thấy việc triển khai nhằm thực hiện đổi mới PPDH đến các giờ dạy, các hoạt động giáo dục còn rất hạn chế. Qua điều tra lấy ý kiến trưng cầu. Cán bộ quản lý cho rằng “GV có thói quen dạy trên lớp bằng phấn trắng, bảng đen, ngại cập nhật các công nghệ tin học, sử dụng thiết bị CNTT”, cả hai yếu tố này hiện cịn rất hạn chế nên GV cịn ít ứng dụng CNTT trong dạy học một cách thường xuyên.

- Tỉ lệ GV ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học, ứng dụng CNTT trong sử dụng phòng học đa phương tiện và ứng dụng CNTT nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS rất thấp. Điều này có thể lý giải, hiện nay, mức độ đầu tư phòng học đa phương tiện tại các trường THCS còn hạn chế. Thực trạng đầu tư tập trung vào các

phòng học bộ mơn Lý, Hóa, Sinh, tiếng Anh, mức độ trang thiết bị các phịng bộ mơn đáp ứng dạy học môn học ở một số nội dung. Chính vì vậy, tỉ lệ ứng dụng CNTT trong sử dụng phòng học ĐPT là 3.1%.

Việc ứng dụng CNTT nhằm khai thác các tiện ích trên mạng để dạy học chiếm tỉ lệ 62.7% đây là một tỉ lệ tương đối. Mặc dù tỉ lệ GV tiếp cận với mạng internet hiện nay có thể nói đạt 100% nhưng khai thác để dạy học còn hạn chế. Qua trao đổi tìm hiểu biết rằng: GV ngại áp dụng các tiện ích trên mạng, để phục vụ cho dạy học vì trình độ CNTT cịn hạn chế, dễ bị sự cố trong tiết dạy khó xử lý được.

Chúng tơi đã khảo sát chi tiết các nội dung có liên quan (Phụ lục 2 phiếu trưng

cầu ý kiến dành cho GV trường THCS – Câu 3). Cụ thể kết quả thực trạng như sau (Bảng 2.3). Qua bảng kết quả trên cho chúng tôi một số nhận xét:

- GV các trường THCS chủ yếu ứng dụng CNTT thông qua soạn thảo văn bản Word để soạn giáo án 100%, một tỉ lệ nhỏ 19,6% soạn thảo kế hoạch dạy học bằng phần mềm PowerPoint; việc dựng kế hoạch dạy học trực tuyến tương tác HS và xây dựng kho học liệu trực tuyến với tỉ lệ rất ít GV thực hiện (2.7%). Chúng tơi cũng thông qua phỏng vấn để trao đổi thêm thì được biết, việc việc dựng kế hoạch dạy học trực tuyến tương tác HS và xây dựng kho học liệu trực tuyến theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. Tuy nhiên số lượng tham gia rất ít GV, chủ yếu chia sẻ dữ liệu học tập.

- Các GV có ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học chủ yếu trình chiếu các thí nghiệm ảo, xem video, tranh ảnh, tư liệu, một tỉ lệ nhỏ tổ chức cho HS tự học, tự nghiên cứu (7.6%); khơng có GV nào tổ chức cho HS tương tác nhau khi học tập.

- Đối với các GV sử dụng phòng học ĐPT, chủ yếu sử dụng chức năng trình chiếu bài dạy mà chưa khai thác được các tính năng của phịng ĐPT.

- Việc khai thác các tiện ích trên mạng tập trung vào tìm kiếm tư liệu dạy học; việc khai thác các PMDH cịn rất hạn chế (8.9%). Điều này có thể lý giải nguyên nhân do năng lực CNTT của GV hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc ứng dụng các phần mềm để tổ chức dạy học.

- Tỉ lệ ứng dụng CNTT nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS tuy thấp (11.1%) nhưng chủ yếu chỉ nhập điểm và tính kết quả học tập của HS; GV chưa sử dụng CNTT để thiết kế kiểm tra trực tuyến trên máy tính.

Bảng 2.3. Thực trạng chi tiết ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV

Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Ứng dụng CNTT để xây dựng KHDH 225 100 Xây dựng KHDH bằng phần mềm Word 225 100 Xây dựng KHDH bằng phần mềm PowerPoint 44 19.6 Xây dựng KHDH trực tuyến tương tác học sinh 6 2.7

Nội dung Số lượng

Tỉ lệ %

Ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học 55 24.4

Trình chiếu các thí nghiệm ảo, xem video, tranh ảnh, tư liệu 50 22.2 Tổ chức cho HS tương tác khi dạy học theo nhóm 10 4.4

Tổ chức cho HS tự học, tự nghiên cứu 17 7.6

Ứng dụng CNTT trong sử dụng phòng học ĐPT 0 0

Khai thác các tính năng của các thiết bị trong phòng học ĐPT 0 0 Chỉ sử dụng chức năng trình chiếu bài dạy 40 17.8 Ứng dụng CNTT nhằm khai thác các tiện ích trên mạng 149 66.2

Tham gia diễn đàn giáo dục 6 2.7

Tìm kiếm tư liệu dạy học 149 66.2

Sử dụng các PMDH 20 8.9

Ứng dụng CNTT nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

25 11.1

Xây dựng đề kiểm tra trực tuyến trên máy tính 3 1.3

Sử dụng phần mềm xây dựng đề kiểm tra 4 1.7

Nhập điểm để tính tốn kết quả học tập 25 11.1

2.3.2.1. Sử dụng phần mềm dạy học

Khi tiến hành điều tra về các giờ dạy của GV có sử dụng máy chiếu đa năng thì 100% GV soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint. Trong quá trình soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint, mới chỉ có 60% GV có khai thác thêm một số phần mềm ứng dụng, khác thiết kế nội dung dạy học. Còn 40% số GV chỉ dừng lại đơn thuần ở việc sử dụng màn chiếu như một bảng phụ, thay vì trước kia viết lên bảng để HS chép, nay chiếu lên màn chiếu để HS quan sát hoặc có thêm một số rất ít tư liệu hình ảnh, âm thanh, video.

Khi tiến hành dự giờ của một số giờ dạy có sử dụng máy chiếu với tính năng thay cho việc ghi bảng, hầu hết chỉ thấy chữ được chiếu lên có kết hợp với các hiệu ứng đơn điệu có sẵn trong phần mềm MS.PowerPoint để chiếu lên cho HS xem. Sau giờ học, chúng tơi có tiến hành phát phiếu điều tra kết quả các giờ dạy thì nhận được kết quả: 100% HS mong muốn được học tất cả các giờ học có ứng dụng CNTT. Chỉ có 30% HS cho rằng học trong các giờ dạy có ứng dụng CNTT thấy hiểu bài hơn và chỉ có 60% HS ghi chép kịp.

Qua thực trạng trên, có thể thấy GV vẫn chưa thực sự đầu tư thời gian và công sức khi soạn một giáo án để dạy bằng máy chiếu đa năng, việc GV sử dụng các PMDH để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC cịn rất hạn chế. Và thay vào đó trong q trình soạn giáo án để dạy học bằng máy chiếu đa năng GV lại quá chú trọng

đến các hiệu ứng, âm thanh và hình ảnh mà chưa thực sự tạo được điểm nhấn về nội dung kiến thức trọng tâm của bài dạy, vơ hình chung từ tránh dạy học theo lối “đọc – chép” chuyển thành dạy học theo lối “nhìn – chép”. Trong khi đó hiện nay trên thị trường CNTT đã xuất hiện thêm rất nhiều phần mềm có những tính năng hay mà GV có thể ứng dụng vào trong quá trình dạy học.

2.3.2.2. Thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT

Để thiết kế được một GADHTC có ứng dụng CNTT đòi hỏi GV phải mất rất nhiều thời gian và công sức, GV vừa phải có PPDH tốt đồng thời cũng cần phải có trình độ tin học cơ bản cho nên số lượng GV của các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT cịn chưa nhiều. Trong kết quả điều tra của chúng tôi về vấn đề này cho thấy trong số những GV được điều tra có: 40% đã từng soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT; 60% còn lại chưa bao giờ soạn giảng bằng loại giáo án này. Trong số 40% GV đã từng soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT thì có đến 60% chỉ soạn giảng trong các giờ dạy hội giảng hoặc là khi đi thi GV dạy giỏi, 40% số GV cịn lại thì thỉnh thoảng soạn giảng bằng loại giáo án này khi nào thấy cần thiết.

Qua việc quan sát và tiếp xúc với đội ngũ GV của trường tác giả nhận thấy đa số GV đều cảm thấy chưa tự tin khi thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Vẫn cịn có bộ phận GV tồn tại tư tưởng ngại ứng dụng CNTT trong dạy học, cịn có nhiều GV và CBQL ở các trường chưa hiểu nhiều về bản chất cũng như quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Hơn nữa do thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ phía CBQL về việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT nên việc thiết kế của GV hầu như mang tính tự phát, vừa làm vừa học, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Chất lượng bài giảng phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư thời gian, công sức và khả năng tin học của mỗi GV. Ngược lại, cũng có GV biết thiết kế nhưng lại khơng có điều kiện để sưu tầm tư liệu; nhà trường, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT lại khơng có kho tư liệu điện tử hỗ trợ GV mà họ phải tự làm, nên nhiều khi có thể làm được nhưng họ cũng ngại, không tự tin. Lại có khá nhiều GV của các trường xác định rõ GADHTC có ứng dụng CNTT là một hướng đi tất yếu nhưng lại rơi vào tình trạng quá lạm dụng CNTT. Mặt khác, GV chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới PPDH, phổ biến vẫn là cách dạy thơng báo những kiến thức có sẵn trong SGK. Mặc dù đã có sự tăng cường sử dụng các PTDH hiện đại, song cũng chưa phát huy hiệu quả cao trong dạy học. Nhận thức về quy trình dạy học mới chỉ dừng lại ở mức độ làm sao cho HS dễ hiểu, dễ nhớ và làm theo cho đúng mà chưa thấy cái đích cuối cùng là: dạy cho HS cách học, phương pháp học, làm cho HS tự tìm đến tri thức và vận dụng sáng tạo, gắn mọi hoạt động vào với thực tiễn. Cùng với tâm lý chung việc soạn bài là việc làm từ xưa đã trở thành thói quen ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của nhiều GV. Cho nên để thích ứng với yêu cầu đổi mới là rất khó khăn do tâm lý ngại thay đổi, khơng đầu tư suy nghĩ tìm tịi, ít đọc tài liệu thiếu cập nhật thơng tin. Đó là những trở ngại lớn cho việc chỉ đạo thiết kế và

sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT của GV.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)