Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục – đào tạo tại huyện Trần Văn

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 64 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục – đào tạo tại huyện Trần Văn

Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Trần Văn Thời

Huyện Trần Văn Thời được thành lập vào năm 1951, chính quyền Việt Minh thành lập, thuộc tỉnh Bạc Liêu, bao gồm các xã: Khánh Bình Đơng, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Đến ngày 25 tháng 07 năm 1979, được Hội đồng Chính phù ra Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Minh Hải được tách thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Tỉnh Cà Mau gồm thị xã Cà Mau và 6 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh.

Huyện Trần Văn Thời gồm 2 thị trấn và 11 xã. Diện tích tự nhiên 702,72 km², dân số hơn 190 ngàn người, nằm ở phía tây tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý:

Phía đơng giáp thành phố Cà Mau; Phía tây giáp vịnh Thái Lan; Phía nam giáp huyện Phú Tân Phía bắc giáp huyện U Minh; Phía đơng nam giáp huyện Cái Nước, huyện Phú Tân; Phía đơng bắc giáp huyện Thới Bình.

Trên địa bàn huyện có một cửa biển là cửa sơng Ông Đốc. Huyện Trần Văn Thời là một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh Cà Mau về khai thác thủy sản, phát triển nơng nghiệp và ni cá đồng.

Huyện có trên 34 km bờ biển, có điều kiện phát triển nghề khai thác thủy sản trên biển. Trong đó, cửa biển sơng Ơng Đốc rộng, sâu, ít gió bão, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão và thực hiện các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Huyện Trần Văn Thời có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Đó là thị trấn Trần Văn Thời, thị trấn Sơng Đốc và 11 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đơng, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hải, Khánh Hưng, Khánh Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc, Trần Hợi với 151 khóm, ấp.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Trần Văn Thời đến năm 2020, huyện sẽ là địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế biển, là trung tâm dịch vụ cấp vùng cho khai thác hải sản và các ngành kinh tế biển khác. Đồng thời, cũng là địa bàn trọng điểm của tỉnh về sản xuất lương thực thực phẩm.

Với mục tiêu đề ra, xây dựng khu công nghiệp Sông Đốc, các cụm cộng nghiệp thị trấn Trần Văn Thời, xã Khánh Bình Tây; thu hút các dự án cơ khí sửa chữa tàu thuyền, để đạt giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân hằng năm khoảng 16%, Hiện tại ngành chức năng huyện Trần Văn Thời đang nỗ lực huy động các nguồn lực, khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của huyện ven biển để phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn giai đoạn trước, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội,

nhất là hạ tầng kết nối giữa vùng ven biển với vùng nội địa, từng bước rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập đầu người so với bình qn tồn tỉnh, góp phần đưa các mục tiêu của huyện đạt kết quả cao nhất.

2.2.2. Giới thiệu sơ lược về các trường THCS huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau Mau

Trên địa bàn huyện có 05 trường Trung học phổ thơng và 22 trường THCS đã thu hút đáp ứng được nhu cầu học tập của HS. Đây cũng là nguồn nhân lực chất xám dồi dào cung cấp đội ngũ kế thừa trong tương lai

2.2.2.1 Trường trung học cơ sở thị trấn Trần Văn Thời

Tại trung tâm huyện Trần Văn Thời có trường THCS thị trấn Trần Văn Thời. Được thành lập từ năm học 1999 – 2000. Thực hiện lời Bác dạy: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Được sự quan tâm chỉ đạo của các Cấp lãnh đạo, sự giúp đỡ, đóng góp của PHHS, sự nỗ lực khắc phục khó khăn dạy tốt học tốt của Thầy trị trường THCS thị trấn Trần Văn Thời. Gần 10 năm xây dựng và phát triển, trường THCS thị trấn Trần Văn Thời tự hào với đội ngũ GV đã trưởng thành, tự hào với HS hiện đang là lực lượng HS dự phòng của các trường THPT trên địa bàn huyện, tỉnh Cà Mau.

Trường có 10 HS giỏi cấp tỉnh, 25 HS giỏi cấp huyện, 455 HS giỏi toàn diện của trường.

Ngoài việc học, các em cịn tham gia tích cực các phong trào Đồn, Đội, làm tốt vai trị “Thế hệ trẻ, biết nhìn về cội nguồn“, phong trào đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, phong trào tặng sách cũ, ... thăm và tặng quà cho Cán bộ chiến sĩ quân đội, thương binh, gia đình liệt sĩ... Các em đã tham gia với tấm lòng tri ân Tổ quốc, với trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với người đi trước.

Bên cạnh truyền thống học tập trường được công nhận là 1 trong 10 đơn vị dẫn đầu về phong trào TDTT. Hàng năm có hàng chục em đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng của Hội Khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, cấp huyện và phong trào Văn nghệ, các hoạt động khác.

Từ một ngôi trường nhỏ với 200 HS (1999) đến nay Trường đã có 24 lớp với 903 HS. Trường tự hào về truyền thống dạy tốt và học tốt, kết hợp với phương châm “Học đi đôi với hành”; thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy, với các PTDH hiện đại do thực hiện tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, tất cả phục vụ cho dạy và học.

Tập thể CB-GV-CNV được đào tạo bài bản, có trình độ chun mơn vững vàng, có nghiệp vụ sư phạm, năng động sáng tạo trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, hết lịng u nghề, u trẻ, có tâm huyết nên ln được kết quả cao trong sự nghiệp trồng người. Có 07 GV giỏi cấp tỉnh, 30 GV giỏi cấp huyện, 60 GV giỏi cấp trường.

học, 9 năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Bằng khen UBND tỉnh, Giấy khen của Sở GD&ĐT.

Trường liên tục được công nhận: Liên đội Vững mạnh; Chi đoàn Vững mạnh; Chi bộ trong sạch vững mạnh; Cơng đồn Vững mạnh.

Trường THCS thị trấn Trần Văn Thời cùng cả nước tiến lên con đường hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải đào tạo lớp trẻ, đó là những người kế thừa và phát huy sức sống, là nguồn nhân lực có tài năng, có đạo đức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lý tưởng cách mạng, được hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất cũng như năng lực.

2.2.2.2. Trường trung học cơ sở thị trấn Sông Đốc 1

Tại trung tâm thị trấn Sơng Đốc gồm có 2 trường: THCS Sơng Đốc 1 và trường THCS Sông Đốc 2.

Trường THCS 1 Sông Đốc thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - Là nơi có chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, nhà trường có đội ngũ CB, GV và NV, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và có tinh thần học tập cao.

Trường được thành lập vào ngày 19 tháng 8 năm 2006 trên cơ sở tách ra từ trường THPT Sông Đốc (theo Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 19/8/2006 của Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời), số lượng HS giao động từ 1200-1234 HS (với

32 lớp).

Trường có nhiều HS giỏi, GV giỏi cấp tỉnh trong các năm học gần đây, được nhân dân yên tâm khi gửi con theo học tập tại trường.

2.2.2.3. Trường trung học cơ sở Khánh Bình Tây

Là một trường thuộc xã vùng sâu, nhiều khó khăn, thiếu thốn, THCS Khánh Bình Tây nỗ lực vươn lên đạt được nhiều thành tích năm sau cao hơn năm trước. Điều đáng ghi nhận trong 5 năm gần đây đội ngũ Thầy, cô giáo và HS nhà trường đã hết sức phấn đấu thi đua dạy tốt học tốt để nâng cao chất lượng, hướng tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Đội ngũ GV giỏi cấp huyện 25 GV, cấp tỉnh 7 GV, HS giỏi cấp huyện 80 em, cấp tỉnh 24 em. Chất lượng học lực toàn trường hàng năm khá, giỏi đạt trên 46%. 5 năm, tập thể nhà trường đều đạt tiên tiến xuất sắc. Trường được UBND tỉnh Cà Mau tặng cờ tập thể xuất sắc, năm học 2010 - 2011 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, đặc biệt năm 2011 được UBND tỉnh Cà Mau công nhận trường Đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2012 - 2013 đề nghị Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba. Thành tích những năm qua khẳng định đội ngủ nhà giáo và các em HS của đơn vị vùng sâu đã nỗ lực phấn đấu sáng tạo, tăng cường tính chủ động, tính khoa học, tích cực đổi mới trong cơng tác quản lí, đổi mới phương pháp dạy và học, xây dựng đội ngũ vững vàng về trình độ, năng lực chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)