Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 103 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Trong quá trình thực hiện các biện pháp không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Hệ thống quản lý, về thực chất là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau: Do đó một biện pháp quản lý cụ thể không thể cùng một lúc tác động hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Hơn nữa, đối tượng QLGD là con người, mà bản chất của nó lại là sự tổng hòa mối quan hệ xã hội, bởi vậy chỉ có kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý. Bản chất của quá trình quản lý của người thủ trưởng trong đơn vị trường học, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT của GV; điều hành các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm tạo ra một bước đột phá trong cải tiến PPDH với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học ở đơn vị. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ GV từ công tác tuyên truyền, giải thích, kết hợp các biện pháp hành chính, quy định trách nhiệm, quyền hạn của GV và CSVC trường học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp để việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS được tốt nhất.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải có tính khả thi nếu khơng tất cả các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo đề xuất đều khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Khi đưa ra các biện pháp địi hỏi phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của lãnh đạo các trường trên địa bàn huyện Trần Văn Thời một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người CBQL (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Vì thế khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác mới đem lại hiệu quả cao.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Trong thực tiễn, tình hình phát triển của CNTT trên thế giới, ngay tại trong nước đang tác động mạnh mẽ tới việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, đặc điểm về điều kiện

CSVC, trình độ đội ngũ và HS, những thói quen và kinh nghiệm của mỗi GV và CBQL,... trong mỗi nhà trường là khác nhau. Những biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS trên địa bàn có nhiều nội dung đã được thực hiện khá tốt cần được phát huy. Nhiều nội dung còn hạn chế cần được đổi mới, được đẩy mạnh. Đây là những yếu tố từ thực tiễn đòi hỏi các biện pháp quản lý mới trong giai đoạn tiếp theo.

Việc đề ra và triển khai những biện pháp quản lý trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi phòng GD&ĐT phải hiểu thấu đáo, tính tốn đầy đủ các điều kiện về con người, CSVC, ngân sách nhà nước, thời gian, từ đó đề ra các biện pháp quản lý vừa có cơ sở khoa học, vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn, với quy luật và xu thế phát triển chung. Những biện pháp như vậy sẽ có tính khả thi cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống biện pháp phải giải quyết được những mâu thuẫn trong thực tiễn một cách hiệu quả; đảm bảo tính đồng bộ, cân đối, đồng thời phải xác định được yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ưu tiên hợp lý.

Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi xem xét đối tượng như một hệ thống tồn vẹn, phát triển động, có cấu trúc xác định và vận chuyển nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống, đồng thời chính sự tương tác nội tại này đã sinh ra chất lượng toàn vẹn của hệ thống. Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS có mối quan hệ và tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Nếu được triển khai thực hiện các biện pháp này một cách hệ thống, thì sẽ có tác dụng đến việc tổ chức và quản lý các hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THCS như là một hệ thống tồn vẹn. Tính hệ thống của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời phải được thể hiện qua việc thực thi một cách đồng bộ, trong suốt quá trình tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS.

Việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường là một hệ thống trong hệ thống các hoạt động, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như CSVC, trình độ, năng lực đội ngũ, cơng tác quản lý ... Vì vậy một biện pháp quản lý khơng thể cùng lúc tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở THCS phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)