Thực trạng hình thức tổ chức ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 74 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS huyện Trần

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các

trường THCS

Qua điều tra khảo sát thực trạng tổ chức ứng dụng CNNTT trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, có các hình thức tổ chức:

2.3.3.1. Giảng dạy bằng bài giảng điện tử

Giảng dạy bằng bài giảng điện tử theo cơng nghệ e Learning có ưu điểm là tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thơng qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh giúp cho HS tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn. GV khơng lo “cháy giáo án” vì thời gian được kiểm soát bằng máy. GV được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện trao đổi, thảo luận với HS về những vấn đề nảy sinh. Qua đó, các em được kích thích khám phá tri thức qua thơng tin thu nhận được, có thể nêu câu hỏi với GV, giúp cho giờ học thêm sinh động. GV không phải soạn bài giảng nhiều lần mà chỉ cần đầu tư cho lần soạn đầu tiên và cập nhật, chỉnh sửa cho bài giảng tốt hơn vào những lần sau.

Tuy nhiên, việc dạy và học bằng bài giảng điện tử cũng có những hạn chế nhất định. Nếu tập trung vào thảo luận các vấn đề liên quan đến bài học, HS sẽ khơng có nhiều thời gian cho việc thực hành, vì vậy địi hỏi GV phải phân bố thời gian hợp lý. Trên thực tế, việc dạy - học bằng bài giảng điện tử không thể áp dụng với tất cả các nội dung của từng bài học, có những tiết dạy sẽ khơng thể đạt hiệu quả tối đa nếu thiếu phương pháp dạy truyền thống, có những tiết học sẽ khơng giúp HS hiểu và nhớ lâu nếu khơng được hỗ trợ bằng hình ảnh, âm thanh, vì vậy GV cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa PPDH bằng bài giảng điện tử và cách dạy truyền thống để có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc dạy và học.

Muốn có một tiết dạy với bài giảng điện tử theo cơng nghệ e Learning có hiệu quả, người thầy giáo phải dành nhiều thời gian cho việc sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình ảnh minh hoạ, âm thanh phục vụ cho bài giảng. GV phải biết sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm hỗ trợ cho việc soạn bài giảng điện tử, …

2.3.3.2. Khai thác thơng tin, tìm kiếm dữ liệu qua mạng Internet

Ngày nay, GV và HS hình thành thói quen và khả năng tự học để bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tích luỹ kiến thức. Tuy nhiên, người dạy và người học thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, tra cứu thơng tin do các thư viên truyền thống chưa đáp ứng đủ nhu cầu học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu của họ. Vì vậy, Internet và máy vi tính chính là một phương tiện giúp mỗi người tự học tốt nhất. GV và HS có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực. Hiện nay, có hai cách để tìm kiếm các thơng tin trên mạng Internet: tìm kiếm tĩnh và tìm kiếm động. Tìm kiếm tĩnh là sử dụng danh bạ website. Chỉ cần gõ chính xác địa chỉ website là người dùng có thể truy cập vào trang thông tin điện tử để khai thác thơng tin. Tìm kiếm động là tìm kiếm

trực tuyến, cách này sử dụng những địa chỉ website là cơng cụ tìm kiếm (Search Engine). Các website tìm kiếm hữu hiệu nhất hiện nay là các trang:http://www.google.com.vn, http://www.yahoo.com, http://www.vinaseek.vn, htt p://www.altavista.com, http://www.hotbot.com,http://www.snap.com... Từ cửa sổ của các trang web đó, người truy cập chỉ cần gõ trực tiếp những từ hoặc cụm từ cần tìm và gõ phím Enter, các trang chủ sẽ kết nối (link) đến các địa chỉ chứa những từ hoặc cụm từ người sử dụng cần tìm. Khi đó GV và HS có thể in trực tiếp hoặc lưu trữ bằng cách down load các tài liệu liên quan.

2.3.3.3. Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu là vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi nhà giáo. Để tăng cường tính chất nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của HS, người dạy, với tư cách là người hướng dẫn quá trình cần phải chỉ ra cho HS cách tìm kiếm, khai thác những nguồn học liệu mở trên mạng CNTT toàn cầu. Hiện nay, phần lớn các thư viện, nhà xuất bản, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngồi đều có trang web riêng. Trên các trang web đó có đăng tải các cơng trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách và giáo trình điện tử. Có thể nói, với sách điện tử và giáo trình trên mạng Internet, mỗi GV và HS có thể tham khảo hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách và bài giảng khác nhau ở bất cứ thời gian và khơng gian nào. Mỗi người có thể tìm cuốn sách và giáo trình mình cần một nhanh chóng, có thể tham gia diễn đàn và trao đổi những suy nghĩ của mình về một cuốn sách hay một vấn đề quan tâm, có thể viết lại ghi nhớ, đánh dấu những thông tin quan trọng của cuốn sách, có thể chuyển từ trang sách này sang trang sách khác một cách đơn giản. Một số địa chỉ thơng dụng để GV và HS có thể truy cập tìm sách và giáo trình phục vụ việc dạy - học là: http://www.nlv.gov.vn (trang web của Thư viện Quốc gia); http://www.thuvien.net (mạng thư viện Việt Nam); http://www.saharavn.com (siêu thị sách trực tuyến lớn nhất Việt Nam); http://www.docsach.dec.vn (thư viện trực tuyến để đọc và dowload hàng ngàn đầu sách miễn phí); http://worldebookfair.com (một trong những thư viện điện tử lớn nhất thế giới với trên 330.000 đầu sách, 100 ngôn ngữ). Đây là những điểm truy cập tập trung các thơng tin về giáo trình, nội dung tham khảo, các nguồn học liệu. Tại các website này, GV và HS có thể tìm kiếm trực tuyến kho giáo trình ở các trình độ. Ở các trang web này có hầu hết các giáo trình quy định trong chương trình đào tạo. Trong mỗi giáo trình, các tác giả đã giới thiệu đề cương bài giảng của mình, trình bày những ý tưởng và cách thức tổ chức bài học. Cùng một nội dung bài học quy định trong chương trình và giáo trình nhưng có rất nhiều cách khai thác và tổ chức bài học khác nhau. Mỗi giáo trình thường có hai phần. Phần đầu giới thiệu một số thông tin cần thiết và bắt buộc như: tên học phần và trình độ; người soạn (bao gồm họ tên, chức danh và địa chỉ e mail); địa chỉ nơi người soạn công tác; tài liệu học tập và giảng dạy

(ghi những tài liệu tham khảo, PTDH, các đoạn băng hình và tiếng, các phần mềm dùng cho việc học, làm bài tập, nghiên cứu); khối lượng và cấu trúc học phần (nêu rõ số đơn vị học trình, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành); các khái niệm dạy học (nêu các khái niệm cơ bản sẽ đề cập và trình bày trong bài giảng). Phần hai: nêu nội dung bài giảng. Độ ngắn, dài, khái quát hay chi tiết của phần này phụ thuộc vào sự trình bày của người soạn.

2.3.3.4.. Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học

Quá trình dạy - học cho HS cần đẩy mạnh sử dụng các thiết bị nghe nhìn để tăng hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng của HS, giảm bớt việc ghi, đọc, chép của GV và HS. Các nghiên cứu giáo dục cho thấy người học chỉ nhớ được 10% những gì đã đọc, 20% những gì đã nghe và khoảng 50% những gì họ nghe và thấy. Một số thiết bị nghe thường dùng trong nhà trường là máy ghi âm (cassette) + băng từ, máy ghi âm kỹ thuật số; các thiết bị nhìn như máy đèn chiếu (slide projector), các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu phim video, băng từ + Ti vi (television), đầu đĩa VCD, DVD + các loại CD room + Ti vi, máy chiếu đa chức năng (multimedia projector)… HS được học tập thường xuyên trong mơi trường có các thiết bị điện tử sẽ ln tăng hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Phương pháp dạy và học có sự tham gia nhiều hơn của HS bằng thảo luận nhóm, nêu ý kiến sẽ phát huy nhiều hơn tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức. Cùng một thời lượng như nhau, nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng thu nhận lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. Số lượng bài tập thực hành của HS cũng được rèn luyện nhiều hơn. Từ đó, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sẽ phát huy có hiệu quả cao hơn.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy - học chính là một trong những hoạt động để đổi mới PPDH, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, tạo thuận lợi cho người học có thể tích luỹ dần kiến thức theo khả năng và điều kiện của mình. Dưới tác động của CNTT, q trình kỹ thuật hố hoạt động giảng dạy trong nhà trường đã diễn ra và có những kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một cơng việc lâu dài, khó khăn, địi hỏi nhiều điều kiện về CSVC, tài chính, năng lực của đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)