Thực trạng phương pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 91 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS huyện

2.4.2. Thực trạng phương pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các

trường THCS

2.4.2.1. Ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy học:

- CNTT góp phần cho việc đổi mới PPDH, là công cụ hỗ trợ giúp GV trong việc thiết kế bài giảng Powerpoint; giáo án điện tử Elearning, xây dựng kế hoạch dạy học (sử dụng các phần mềm trình chiếu; tìm kiếm thơng tin phục vụ nội dung tiết dạy trên mạng; trao đổi và chia sẻ về những vấn đề cần thảo luận trong các nhóm GV hay trên mạng của trường học kết nối; tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử...);

- CNTT là thiết bị phục vụ dạy học: Giúp GV dùng các phần mềm mơ phỏng các thí nghiệm để dạy cho các mơn như Vật lý, Hóa học, Sinh học; Địa lý hoặc thiết kế các clip hình ảnh động hay tiến trình của các hoạt động tự nhiên, xã hội phục vụ các môn học Mỹ thuật, Âm nhạc, GDCD; ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh...

- CNTT giúp các em có thêm phương pháp tiếp cận với mơn học và các kiến thức thông qua các bài giảng của GV được thể hiện qua các kênh hình, kênh chữ, âm thanh; giúp các em cùng chia sẻ bài học dựa vào bài học trên trang mạng trường học kết nối; đối với những em đam mê khoa học thì CNTT là cơng cụ hữu hiệu để các em tiếp cận và đến với khoa học; CNTT cũng giúp nhiều cho các em trong môn học ngoại ngữ...

2.4.2.2. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý nhà trường

Trong quản lý, ứng dụng CNTT giúp CBQL nhà trường rất nhiều công việc: - Lưu trữ hồ sơ CBGV- NV (phần mềm quản lý cán bộ PMIS); quản lý các dữ liệu thông tin về HS (phần mềm quản lý: SMAS, phần mềm PCGD...); giúp nhà trường trong công tác phối kết hợp với PHHS trong việc quản lý giáo dục HS (thông

qua sổ LLĐT)...

- Quản lý tài chính, CSVC, BHXH (thực hiện bằng phần mềm kế toán MISA). - Quản lý các hoạt động hành chính: thống kê, báo cáo; quản lý thư viện- thiết bị thí nghiệm, quản lý hịm thư điện tử (các công văn đi đến), quản lý các hoạt động của trang thông tin điện tử, chữ ký điện tử...

Từ năm học 2004-2005 ngành giáo dục đã đưa môn Tin học là môn học tự chọn vào giảng dạy trong các trường đạt chuẩn quốc gia; đến nay theo đánh giá của PGD&ĐT việc ứng dụng CNTT trong các nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục cũng như đổi mới PPDH của đội ngũ GV trong các nhà trường. Sắp tới đây, Bộ GD-ĐT đã và đang triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 trong cả nước, thì đối với mơn Tin học sẽ là mơn học chính như những mơn học khác.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường vẫn cịn những hạn chế. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức bất cập vẫn còn, bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.

2.4.2.3. Năng lực sử dụng CNTT của cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Trình độ tin học của đội ngũ CBQL, GV và NV trong các nhà trường còn hạn chế và không đồng đều; các CB, GV lớn tuổi chỉ mới tiếp cận sử dụng CNTT, tự nghiên cứu học tập sử dụng máy vi tính chứ chưa được đào tạo, một số những kỹ năng cơ bản như soạn thảo; tổng hợp tính tốn; ứng dụng các hàm trong bảng tính Exel; kỹ năng khai thác nguồn tư liệu trên mạng; sử dụng máy móc thiết bị…do vậy ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, ngại đổi mới trong ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy, điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình quản lý, dạy học vẫn chưa phát huy hiệu quả; một số GV trẻ sử dụng thành thạo thiết bị CNTT nhưng do thiếu kinh nghiệm giảng dạy nên chưa tạo được sự đổi mới PPDH.

- Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH trong đội ngũ GV chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng lạm dụng CNTT trong các tiết dạy trên lớp, đưa tiết dạy thành tiết trình chiếu kiến thức trên màn hình; một số GV khi thiết kế bài giảng bằng PowerPoint đã sử dụng những hình ảnh, font chữ, màu chữ lịe loẹt, hoặc những hiệu ứng không hợp lý làm cho HS chú ý nhiều vào hiệu ứng mà sao lãng nội dung bài học.

- Công việc ứng dụng CNTT chưa thực sự là đam mê thường xuyên của đội ngũ GV, nhiều khi làm theo phong trào, chỉ thực hiện khi tham gia các cuộc thi “thiết kế bài giảng, thiết kế giáo án điện tử” và các tiết Hội giảng, thi GV dạy giỏi.

- Đối với HS, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, thói quen học kiểu “ đọc- chép”, “ghi-chép” và tái hiện lại một cách máy móc, rập khn những gì GV viết, trình bày trên bảng, chưa có thói quen chủ động trong việc tổng hợp kiến thức thông qua bài giảng, do vậy phần nào ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV.

2.4.2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ ứng dụng CNTT

2.5). Hệ thống máy tính và các thiết bị khơng đồng bộ, cấu hình yếu khó để triển khai các hoạt động giảng dạy và học trực tuyến trên mạng Internet hay tham gia các bài học trên mạng trường học kết nối.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)