Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 98 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS huyện

2.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích động viên CB, GV tham gia đúng quy trình, tích cực đưa ứng dụng CNTT vào trong quản lý và dạy học.

- Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời đối với GV, để nhân rộng điển hình, khích lệ động viên các GV khác cùng tham gia. Trong kiểm tra, đánh giá kết quản lý ứng dụng CNTT chính là việc sử dụng các PTDH hiện đại, các phần mềm quản lý, hỗ trợ đánh giá, kết quả thực hiện soản giảng của GV, phương pháp sử dụng TBDH, kết quả học tập của HS. Tuy nhiên, hầu hết GV hiện nay rất ngại ứng dụng CNTT trong dạy học một phần vì trình độ tin học của GV hiện nay còn hạn chế, cuộc sống của đa số GV cịn khó khăn nên chưa thực sự tâm huyết với nghề. Nhưng chủ yếu vẫn do nhận thức của GV về ứng dụng CNTT trong dạy học chưa đúng.

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý. CBQL của các trường đã đề ra ngay từ khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện qua các đợt thao giảng, dự giờ hay các hội thi...Tuy nhiên hoạt động điều chỉnh sửa chữa và uốn nắn việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT lại chưa được thực hiện có hiệu quả. Bởi thực tế nhiều khi chỉ phát động rồi lên kế hoạch tổ chức triển khai mà còn chưa tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện.

Quản lý giáo án của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ CBQL nhà trường. Trong giáo án thể hiện việc chuẩn bị giờ dạy của GV như thế nào, giáo án là hồ sơ bắt buộc đối với mỗi GV khi lên lớp. Việc kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là giáo án của GV được diễn ra thường xuyên. Thực tế ở 15 trường THCS huyện Trần Văn Thời cho thấy, CBQL cùng tổ trưởng của các tổ chuyên môn mới chỉ quan tâm đến số lượng của giáo án tức là mới chỉ kiểm tra xem GV đã soạn đủ giáo án theo tiến độ quy định hay chưa, còn chất lượng giáo án của mỗi GV ra sao thì chưa thể kiểm định được. khi kiểm tra cho thấy việc thực hiện quy định này không tốt. Rất nhiều giáo viên đăng kí sử dụng giáo dạy học tích cực nhưng khơng thực hiện soạn GADHTC có ứng dụng CNTT và dạy đủ như kế hoạch đã đăng kí. Chưa kể đến việc kiểm tra chất lượng việc soạn GADHTC có ứng dụng CNTT. Kết quả thu được khi tiến hành điều tra về vấn đề này ở các trường như sau: 100% số CBQL của 15 trường cho rằng muốn nâng cao chất lượng của các giờ dạy thì cần phải quản lý chặt chẽ việc thiết kế và sử dụng giáo án của GV thế nhưng đây là một công việc hết sức khó khăn đối với đội ngũ CBQL vì số lượng giáo án của độị ngũ GV của mỗi trường phải soạn là rất lớn.

Trong tổng số 30 CBQL của 15 trường thì có 16 CBQL cho rằng việc áp dụng cho toàn bộ đội ngũ GV nhà trường soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT là khơng thể thực hiện được. Cịn trong số những GV của 15 trường được điều tra về vấn đề này, 100% GV cho rằng nhà trường chưa có sự hướng dẫn về quy trình thiết kế và

sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Từ kết quả điều tra này cho thấy quản lý việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT vẫn chưa được đội ngũ CBQL các trường thực sự quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)