Mối quan hệ giữa ứng dụng CNTT với chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họ cở các trường trung học

1.3.5. Mối quan hệ giữa ứng dụng CNTT với chất lượng dạy học

Dạy không phải là truyền thụ kiến thức, càng không phải cung cấp thông tin đơn thuần, mà chủ yếu là giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thay đổi tình cảm và hình thành thái độ. Người dạy khơng chỉ tổ chức quá trình học theo bản chất của q trình nhận thức, mà cịn phải hiểu phong cách học của người học để có chiến lược dạy phù hợp đảm bảo dạy học phân hóa, sát đối tượng. Người dạy phải biết kết hợp linh hoạt PPDH giữa truyền thống với hiện đại, để đạt được mục tiêu giáo dục. GV phải hiểu là người hướng dẫn, cố vấn, định hướng chứ không phải là người làm thay cho người học trong quá trình thu thập, xử lý thơng tin. Có như thế, người học mới tránh khỏi sự lệch lạc, lan man, thiếu tập trung vào nội dung học tập và biết lựa chọn, sàng lọc những kiến thức phù hợp. Qua đó, thể hiện tính tổ chức, chủ đạo của người dạy.

Để thấy rõ sự khác biệt giữa quan điểm dạy học truyền thống với quan điểm thơng tin, có thể mơ hình hố quan hệ người dạy - người học – đối tượng học bằng sơ đồ 1.3.

Sơ đồ 1.3: Quan điểm dạy học truyền thống

Theo sơ đồ 1.3 thì đối tượng học của người học là nội dung học hay tri thức. Nó tác động lên người học chủ yếu phải thông qua người dạy. Đây là sự tác động một

chiều. Còn sự tác động của người học lên đối tượng học và người dạy là thứ yếu, rất mờ nhạt. Vì vậy, các mối quan hệ tác động lên người học đều phải khúc xạ qua người dạy, qua đó, thể hiện vai trị trung tâm của người dạy trong quá trình dạy học.

Đối với dạy học theo quan điểm thông tin thì thơng tin chính là nguồn gốc của tri thức. Quá trình học của người học bắt đầu từ việc tiếp nhận thông tin từ môi trường. Cụ thể là thông tin từ người dạy và các nguồn học tập khác (sách, tài liệu, CD ROM, mạng Internet, ...). Sau đó, người học phải xử lý, biến đổi thông tin này dựa vào những tri thức mà mình đã có. Trong q trình xử lý, người học luôn phải ghi nhớ, lưu trữ các thơng tin mới. Sự tích hợp giữa thơng tin mới với tri thức đã có sẽ tạo ra tri thức mới riêng cho người học, thậm chí những tri thức mới khơng được chấp nhận ngay mà còn được tư duy phê phán đánh giá lại. Từ đó, trình độ hiểu biết của người học sẽ được nâng cao. Nói cách khác, người học đã tự biến đổi bản thân mình. Như vậy, q trình học có thể xem như là quá trình thơng tin. Bắt đầu từ sự thu thập, đến việc xử lý, ghi nhớ thông tin và kết thúc là tri thức mới của người học. Có thể mơ tả bằng sơ đồ 1.4:

Thông tin từ môi trường ----- Người học (xử lý, ghi nhớ...) ---- Tri thức mới

Sơ đồ 1.4: Quan điểm dạy học thông tin

Dạy là giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thay đổi tình cảm và hình thành thái độ. Người dạy là người hướng dẫn, cố vấn, định hướng cho người học. Trong q trình dạy, người dạy phải tạo một mơi trường sư phạm thích hợp, lựa chọn, sắp xếp phân phối thông tin phù hợp để trao đổi với người học. Hướng dẫn, cố vấn cho người học trong việc tương tác với sự đa dạng của các nguồn tư liệu học tập như sách báo, tài liệu, CD ROM, mạng Internet... để định hướng họ tránh khỏi sự lệch lạc, lan man, thiếu tập trung.

Do đó, có thể xem q trình dạy chính là q trình truyền thơng, được mơ tả bằng sơ đồ 1.5.

Tóm tại, kết luận rằng dạy học theo quan điểm thông tin là một cách tiếp cận hiện đại tiên tiến, hướng tới người học.

Theo quan điểm thơng tin thì bản chất của q trình dạy và học chính là q trình truyền thơng và thơng tin. Do đó, trong dạy học q trình truyền thông và thông tin được thực hiện tốt thì quá trình dạy và học cũng sẽ thu kết quả tốt. CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin. Các phương tiện chủ yếu là máy tính, hệ thống máy tính và các thiết bị truyền thơng. Với phương tiện này thì việc lựa chọn, xử lý, lưu trữ và phân phối (truyền thông) thông tin rất nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Nói cách khác, CNTT là phương tiện hữu hiệu hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thơng tin và truyền thơng. Vì vậy, có thể nói, CNTT là phương tiện hữu hiệu hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình dạy học, nhằm đạt được mục tiêu của dạy học, tức là đảm bảo được chất lượng dạy học.

Mặt khác, CNTT cũng là một phần trong nội dung dạy học ở trường THCS hiện nay. Do đó, khi chất lượng dạy học được đảm bảo sẽ là tiền đề, động lực cho việc ứng dụng CNTT, làm cho việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)