8. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họ cở các trường trung học
1.3.1. Mục tiêu việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Mục tiêu ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung dạy học; góp phần nâng cao chất lượng và đạt được các mục tiêu dạy học ở các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục và sự phát triển của CNTT hiện nay.
Ứng dụng CNTT trong dạy học giúp người dạy nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. ... Ngồi ra, ứng dụng CNTT trong dạy học cịn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình.
Mục tiêu của ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các hoạt động quản lý, nhằm ứng dụng CNTT trong dạy học, đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Chủ thể chính giữ vai trị chỉ đạo quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS được xác định là CBQL phòng GD&ĐT.
Chủ thể quản lý trực tiếp việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở phạm vi nhà trường là CBQL các trường THCS, đứng đầu là hiệu trưởng.
Giáo viên là chủ thể trực tiếp ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy của bản thân.
Đối tượng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS là kỹ năng sử dụng
tiện kỹ thuật bảo đảm cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt kết quả cao nhất.
Phương thức ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS rất đa dạng, phong phú; trong đó được thực hiện thơng qua các phương pháp giáo dục
Chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học các trường THCS phụ thuộc vào nhu
cầu ứng dụng CNTT, sự chuẩn bị của nhà trường và thực tiễn của địa phương; tầm chiến lược của nhà quản lý; môi trường CNTT; các hỗ trợ cho cơng tác quản lý, các trở ngại khó khăn trong q trình triển khai và trong tương lai,…
Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS là dạng hoạt động quản lý nhà trường, theo các chức năng và phân cấp đã có của phịng GD&ĐT và trường THCS.
Ứng dụng CNTT trong dạy học bao giờ cũng hướng đích: có mục tiêu, có tổ chức, có các tác động tương ứng phù hợp nhằm hướng dẫn điều khiển những đối tượng quản lý để đạt tới những mục tiêu định sẵn.
Ứng dụng CNTT trong dạy học luôn tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý ở trường THCS. Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng, hiện thực hố mục tiêu đã định và thỏa mãn mục đích của nhà quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS.
Ứng dụng CNTT trong dạy học là khoa học, là nghệ thuật sử dụng các nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất mà chi phí tiết kiệm nhất.
*Vai trị, vị trí của CNTT trong dạy học
Bộ GD-ĐT đã khẳng định: “CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục”.
Trước hết, CNTT đã tạo ra một cơ hội để mọi người có quyền học, có thể học ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải học mặt giáp mặt thơng qua mạng Internet có thể học với những người thầy giỏi ở một khoảng cách xa, thậm chí ở một nước khác. Người học có thể chủ động truy cập vào mạng internet bất cứ lúc nào tuỳ theo thời gian rảnh của mình... CNTT tiết kiệm chi phí về vật chất nhất là thời gian cho việc dạy và học. Học từ xa qua mạng đã và đang trở thành một ngành cơng nghiệp có tính tồn cầu. Q trình dạy học trong xã hội mới yêu cầu sử dụng các nguồn thông tin đa dạng. Các thiết bị như máy tính, CD ROM, băng hình, máy chiếu, ... các thiết bị viễn thông làm phong phú rất nhiều nội dung, chương trình và nhất là làm nâng cao hiệu quả việc dạy và học. Nhờ sự trợ giúp của máy tính, kỹ thuật mà người thầy có thời gian để mở rộng thêm kiến thức, trình bày bài giảng rõ ràng, sinh động hơn, giúp người học dễ tiếp thu hơn.
Lợi ích quan trọng nhất, mang ý nghĩa vĩ mô mà CNTT mang lại chính là mơ hình GD-ĐT mới. Phương pháp dạy và học, cơ cấu, qui trình tổ chức đều có những thay đổi mang tính bản chất. Nét đặc trưng của mơ hình truyền thống: người dạy là
trung tâm cịn người học thì thụ động. Với mơ hình mới, người dạy trở thành người thúc đẩy, chun gia hướng dẫn. Họ đóng vai trị là người cố vấn, giúp đỡ người học tự tìm tịi, tự tìm kiếm để nghiên cứu, tự biến đổi thông tin thành tri thức, kỹ năng. Người học thật sự chủ động, biết thích nghi, tự kiểm soát và tự điều khiển. Sự đa dạng của các nguồn thơng tin có sẵn thơng qua các công nghệ (qua mạng Internet) tạo ra các cơ hội học tập tự hướng dẫn cho người học, độc lập với dạy trực tiếp từ GV. Công nghệ làm cho việc dạy và việc học sống động hơn, được thể hiện phù hợp hơn với tính đa dạng của điều kiện và khả năng của từng cá thể người học.
Từ những lợi ích mà CNTT mang lại, có thể khẳng định CNTT đã và đang làm nên một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục. Từ việc đổi mới về nội dung chương trình, PPDH, đến đổi mới QLGD, cơng nghệ giáo dục... Hay nói cách khác, nó tạo ra một hệ thống giáo dục mới thích nghi với mơi trường xã hội thay đổi và cũng là xu hướng của hệ thống giáo dục trong tương lai. Đây là vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục mà tất cả các nước đều quan tâm.
Với vai trị của mình, CNTT đã tạo ra sự chuyên nghiệp trong giáo dục. Từ đó, xuất hiện các cơng nghệ giáo dục, trong đó phải kể đến cơng nghệ dạy và học, công nghệ quản lý giáo dục. Con người đã tác dộng lên máy tính với nhiều phương tiện như là âm thanh, phim ảnh, … đặc biệt là học trực tuyến trên mạng internet.
Công nghệ quản lý giáo dục làm thay đổi cung cách điều hành và quản lý giáo dục, hỗ trợ cơng cuộc cải cách hành chính để làm việc hiệu quả hơn và quản lý q trình dạy học.
Cơng nghệ dạy và học làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và phương pháp học với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả và tích cực. CNTT đã tạo ra một cơ hội để mọi người học tập.
Nhờ có cơng nghệ giáo dục mà CNTT đã thể hiện rõ nét vai trị là cơng cụ cho công cuộc đổi mới giáo dục, cho mọi ngành học, bậc học. Đồng thời, CNTT đã mang đến một tài nguyên giáo dục cho tất cả mọi người, làm cho vai trò của GV thay đổi, người học có thể phát huy tính tích cực, tự truy cập vào nguồn tài nguyên học tập vô cùng phong phú ở trên mạng Internet mọi lúc, mọi nơi, mọi thứ. Như vậy, có thể thực hiện được những tiêu chí mới của giáo dục: Học mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời.
Như vậy, mục tiêu của ứng dụng CNTT trong dạy học rất to lớn. Nó vừa là phương tiện, công cụ vừa là mục đích của GD-ĐT. CNTT là phương tiện, cơng cụ ở chỗ hiện nay nó được sử dụng rộng rãi cho mọi cuộc đổi mới giáo dục, cho mọi ngành học, bậc học, tạo ra các công nghệ giáo dục trong dạy học và QLGD góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hiệu quả quản lý giáo dục. Mặt khác, con người được đào tạo ra nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hội nhập quốc tế trong thế kỷ XXI, cần thiết phải có những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của xã hội, của thời đại. Trong đó, có nhũng hiểu biết cơ bản và kỹ năng sử dụng CNTT trong công việc và lĩnh vực hoạt động của mình. Vì vậy, trang bị cho HS những hiểu biết cơ
bản, rèn luyện những kỹ năng về CNTT là mục đích của GD-ĐT.
Ứng dụng CNTT trong dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI và UNESCO dự đốn sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỉ XXI do ảnh hưởng của nền kinh tế kỹ thuật số.
Trong thời đại CNTT với sự chuyển mình nhanh chóng của nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và sự bùng nổ thơng tin thì các bài giảng có nội dung phong phú mới đáp ứng mục tiêu đặt ra. Với PPDH truyền thống độc thoại với mối tương tác hai chiều, HS sẽ mất dần khả năng làm việc theo nhóm, tính thích nghi kém, vì vậy tính tích cực chủ động tiếp nhận tri thức giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu truyền tải nội dung kiến thức bài giảng có tính cập nhật và thời sự, không đưa người học tiếp cận được tới khoa học và công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục của các nước phát triển trên thế giới đã ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học một cách phổ biến và đã đạt được những kết quả mong muốn.
Với cương vị người QLGD phải thấy rằng ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục vừa là nhu cầu vừa là động lực phát triển của giáo dục. Nó địi hỏi phải có sự định hướng chiến lược và sự chỉ đạo thống nhất của các nhà quản lý các cấp từ Trung ương đến các cơ sở giáo dục. Mỗi thầy cô giáo phải nhận thức sâu sắc được vai trị và trách nhiệm tích cực tham gia vào q trình đổi mới giáo dục nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Đây là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng chính là lương tâm của mỗi chúng ta trước những thử thách to lớn trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả đang là vấn đề được đặt ra.