Biện pháp 6: Đẩy mạnh quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 121 - 124)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS

3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học

sinh

a. Mục đích của biện pháp

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả việc học tập của HS một cách chính xác, hiệu quả là cơ sở đưa ra những quyết định quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS. Thống nhất trong chỉ đạo việc khai thác, sử dụng CNTT trong đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường. Kiểm tra nhanh việc nắm kiến thức cơ bản của HS. Đánh giá kết quả khách quan hơn.

Giáo dục cho HS động cơ, thái độ, phương pháp học tập đúng đắn; tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng tự học, biết học và làm việc theo nhóm với sự hỗ trợ của CNTT, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Dựa vào điều kiện cụ thể của nhà trường về TBDH về CNTT, khả năng ứng dụng CNTT của GV và HS, điều kiện thiết bị học tập có ứng dụng CNTT của gia đình HS, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện biện pháp. Bao gồm: kế hoạch ứng dụng CNTT trong các hoạt động học tập của HS ở trên lớp học, ở trong nhà trường, ở gia đình của HS và có kế hoạch giúp HS học tập tại các địa điểm có kết nối mạng Internet. Kế hoạch để các GV chủ nhiệm, GV bộ môn tổ chức thực hiện, quản lý và kiểm tra các hoạt động học tập của các em.

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – gia đình và các tổ chức xã hội, trong việc tổ chức, chỉ đạo và quản lý quá trình học tập với ứng dụng CNTT của học sinh.

Một số nội dung quản lý chủ yếu của CBQL đối với hoạt động học tập của HS: + Trước hết, giáo dục hình thành cho HS động cơ, thái độ học tập có sử dụng CNTT một cách đúng đắn và ý thức học tập chuyên cần, chăm chỉ, ý chí vượt khó vươn lên. Con đường hình thành và giáo dục có thể thơng qua các buổi chào cờ đầu tuần, các hoạt động tập thể của trường, của lớp. Người tổ chức thực hiện có thể là Ban giám hiệu, tổ chức Đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm lớp…

+ Hình thành phương pháp học tập của HS trước hết phải thông qua sự tổ chức, dẫn dắt của GV chủ nhiệm, GV bộ môn qua giờ học trên lớp, với tinh thần dạy học hướng vào người học, dạy cho người học phương pháp tự học nhờ ứng dụng CNTT. Hiệu trưởng phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ GV có khả năng dạy HS phương pháp

tự học nhờ ứng dụng CNTT, qua việc thiết kế giáo án dạy học tích cực và cách tổ chức cho HS hoạt động trong giờ học.

Hình thành phương pháp tự học ngay trên lớp, cụ thể như cho HS tập diễn đạt nghĩ của mình, rèn luyện các kỹ năng ghi nhớ, làm theo, phân tích, tổng hợp và đánh giá; kỹ năng tự nghiên cứu; kỹ năng làm việc theo nhóm trên lớp cũng như ở nhà kết hợp với khai thác các ứng dụng của CNTT; kỹ năng tự đọc các tài liệu ở sách giáo khoa, sách tham khảo, dĩa CD, trên mạng Internet; kỹ năng sử dụng CNTT trong các hoạt động học tập.

+ Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, giúp hoạt động học tập của HS ở trường cũng như ở nhà hay ngoài xã hội đạt hiệu quả cao nhất.

Để quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các việc sau:

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học phải căn cứ vào MTDH của từng bộ môn trong trường THCS.

- Đưa hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập: Khuyến khích việc kiểm tra củng cố bài (cuối giờ học) bằng hình thức trắc nghiệm; Chỉ đạo các TCM phân công thực hiện việc biên soạn đề trắc nghiệm, sắp xếp theo từng chương, mục để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm; Chỉ đạo Ban CNTT thực hiện sưu tầm các phần mềm trắc nghiệm, các phần mềm ơn tập bằng hình thức trắc nghiệm để làm phong phú thêm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trong nhà trường.

Để đảm bảo tính giáo dục tồn diện, công tác biên soạn bài tập trắc nghiệm cần thực hiện việc tách rời ba khâu: dạy, ra đề và kiểm tra. Khi số lượng câu hỏi đủ lớn, có thể đưa phần mềm trắc nghiệm lên mạng cho HS tự ôn tập ở nhà. Tổ chức kiểm tra trên máy cũng là hình thức chống tiêu cực trong thi cử.

- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo quy định của GV, đánh giá kết quả học tập của HS từ đó có chế độ, chính sách khen chê, nhắc nhở vi phạm kịp thời và có những quyết định quản lý chính xác, hiệu quả.

- GV phải nắm vững kiến thức và hình thức kiểm tra, nội dung và hình thức kiểm tra phải phù hợp với đối tượng. GV bộ mơn phải có khả năng thiết kế các loại hình kiểm tra.

*MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Để phát huy được hiệu quả của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thời. CBQL nhà trường cần phải thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời CBQL biết cách phối kết hợp các biện pháp để có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

để thực hiện tốt những biện pháp cịn lại, bởi vì đề cập đến vấn đề nhận thức. Trong cuộc sống, con người có nhận thức ra sao thì sẽ hành động như vậy. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên .

Cơ sở để mỗi GV có thể ứng dụng CNTT trong dạy học đó là trình độ tin học của họ. Trình độ tin học của GV có thể giúp GV trong việc tìm hiểu về thế giới số, thế giới cơng nghệ, giúp GV trong việc khai thác thông tin trên mạng Internet, giúp GV tìm hiểu về các PMDH để từ đó GV có thể thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT và có khả năng sử dụng loại giáo án này để dạy học trong môi trường học tập ĐPT. Cho nên có thể nói, nếu GV khơng có trình độ tin học cơ bản thì chắc chắn sẽ khơng thể ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy học. Từ điều này cho thấy biện pháp 2 là cơ sở để hỗ trợ cho biện pháp 3, và 4.

Biện pháp 3 có nội dung là nâng cao khả năng sử dụng một số PMDH. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp cho GV có kĩ năng khai thác các PMDH từ đó có thể thiết kế được các tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC. Và đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

Như chúng ta đã biết, phần lớn các PTDH hiện đại có giá thành tương đối cao và cách thức sử dụng, bảo dưỡng các PTDH hiện đại cũng phức tạp hơn so với các PTDH truyền thống. Thực hiện tốt biện pháp 4 là để nâng cao được hiệu quả của các PTDH hiện đại, phải tăng cường đảm bảo các điều kiện CSVC, thiết bị CNTT theo hướng hiện đại, đồng bộ, thuận lợi để GV ứng dụng CNTT vào dạy học.

Trên cơ cở đảm bảo về CSVC, thiết bị CNTT phục vụ cho việc ứng dụng trong dạy học. Tiếp tục tăng cường và tạo các điều kiện xây dựng môi trường dạy học ĐPT. Để thực hiện được biện pháp 5 đây là một việc khó, vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, địi hỏi phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, làm tốt cơng tác xã hội hóa, huy động cộng đồng, phụ thuộc vào nguồn kinh phí của nhà trường, kinh phí đầu tư. Tuy nhiên, để phát huy được ứng dụng CNTT trong dạy học một cách tích cực hiệu quả thì cần phải xây dựng mơi trường dạy học ĐPT.

Thực hiện biện pháp 6, chính là thực hiện một chức năng quan trọng trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của HS. Thông qua tăng cường quản lý ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để khẳng định rõ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT cũng như kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV giúp cho CBQL có cơ sở để điều chỉnh, cải tiến về cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học một cách tốt nhất.

Mỗi biện pháp đề xuất đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trường học. Các biện pháp đưa ra đều có mối quan hệ biện chứng, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy phát triển, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, hướng tới mục

tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THCS. Đối với từng giai đoạn, hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn cụ thể của mỗi trường, các biện pháp nằm trong hệ thống cần được thực hiện một cách tối ưu nhất để đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng. Vì vậy, các biện pháp đề xuất chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được tiến hành một cách đồng bộ.

Mỗi biện pháp thực hiện sẽ đóng góp vai trị, hiệu quả riêng; có biện pháp đem lại hiệu quả cần thiết, có biện pháp mang lại hiệu quả cơ bản, hiệu quả nền tảng. Do đó CBQL nhà trường cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong cơng tác quản lý của mình. Có thể nhìn nhận vai trị của các biện pháp qua sơ đồ quan như sau:

Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)