Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 125 - 154)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

*Kết quả khảo sát 30 CBQL và 225 GV giảng dạy có ứng dụng CNTT về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất thể hiện ở biểu đồ 3.1

75 70.1 64 25.9 00 0 4 95.7 91.8 4.3 8.2 00 00 72.5 67.5 23.124.7 4.4 0 0 7.8 79.2 71.4 20.8 24.7 00 0 3.9 75 78.4 20.8 16.9 4.2 0 0 4.7 71.8 71.8 22.7 23.9 5.5 0 0 4.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

Rất cấp thiết Rất khả thi Cấp thiết Khả thi

ít cấp thiết Ít khả thi Khơng cấp thiết Không khả thi

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất

Các biện pháp có tỉ lệ % ý kiến được hỏi nhỏ hơn 50% thì biện pháp đó được coi là không hợp lý, không khả thi. Các biện pháp có tỉ lệ % ý kiến được hỏi thỏa mãn từ 70% - 100% thì biện pháp đó có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Qua kết quả bảng khảo sát ta thấy:

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhận thức cho CBQL và đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS, đáp ứng yêu cầu rất đổi mới đạt

ở mức rất cấp thiết và cấp thiết là 100% và mức độ rất khả thi và khả thi là 96%. Điều này cho thấy, việc tăng cường nâng cao nhận thức của CBQL, GV về ứng dụng CNTT trong dạy học. Về ý nghĩa, tầm quan trọng của biện pháp QL góp phần phát triển giáo dục địa phương nói riêng cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay là cần thiết và hợp lí.

Biện pháp 2: Đẩy mạnh bồi dưỡng trình độ ứng dụng CNTT cho Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho CBQL, đội

ngũ GV về ứng dụng CNTT trong dạy học, Ở biện pháp này mức độ rất cấp thiết và cấp thiết 100% và tính rất khả thi và khả thi là 100%. Điều này cho ta thấy việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT trong dạy học đóng vai trị rất quan trong, vì đây là đội ngũ nịng cốt trong nhà trường.

Biện pháp 3: Chỉ đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, thu thập thông tin phản hồi, cải tiến quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học. Xây dựng các nội dung quản lý, chỉ đạo TCM và GV ứng dụng CNTT vào đổi

mới PPDH ở trường THCS, đổi mới phương pháp học của HS và đổi mới kiểm tra, đánh giá. Chỉ đạo việc giảng dạy, thực hiện bài giảng ứng dụng CNTT, sử dụng các thiết bị cơng nghệ, phịng học ĐPT theo định hướng ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Ở biện pháp này mức độ rất cấp thiết và cấp thiết 95.6% và tính rất khả thi và khả thi là 92.2%.

Biện pháp 4: Cần đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT theo hướng hiện đại, đồng bộ. Tăng cường các điều kiện CSVC, phương tiện CNTT hỗ phục vụ

trong dạy học, mức độ rất cấp thiết 79.2% và cấp thiết là 20.8%. Mức độ rất khả thi và khả thi là 96.1%, tỉ lệ này cũng khá cao.

Điều này cho thấy, GV rất quan tâm đến các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Ngoài ra, việc đảm bảo quy mô trường lớp, CSVC trang thiết bị DH là cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho mỗi nhà trường, tuy nhiên vẫn cịn một số ít đối tượng khảo sát cịn cho rằng là khơng khả thi của biện pháp (3.9%). Điều này cho ta thấy, việc đảm bảo quy mô trường lớp, CSVC và trang TBDH hiện đại còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: Ngân sách của từng địa phương, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ...

Biện pháp 5: Xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện. Ở biện pháp này mức độ rất cấp thiết và cấp thiết là 95.8% và tính rất khả thi và khả thi là 95.3%. Điều này cho thấy GV rất quan tâm đến việc xây dựng môi trường dạy học ĐPT.

Biện pháp 6: Đẩy mạnh quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong học tập của học sinh, giúp cho CBQL xác định hướng phát triển cơ bản, từ đó đề xuất hệ thống các

vấn đề liên quan đến ứng dụng CNTT trong học tập của các em, giúp HS đi đúng hướng. Đồng thời, còn giúp CBQL chủ động trong công tác triển khai, kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời, để có kế hoạch điều chỉnh, khắc phục cải tiến hợp lý hơn. Ở biện pháp này mức độ rất cấp thiết và cấp thiết 94.5% và tính rất khả thi và khả thi là 95.7%.

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, hy vọng đề tài này là tài liệu tham khảo giúp cho những người làm cơng tác QL ở các trường THCS có thể nghiên cứu và vận dụng vào trong quá trình quản lý HĐDH ở đơn vị mình, góp phần nâng cao chất lượng GD đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học đồng thời kết hợp với khảo sát thực trạng việc Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý:

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhận thức cho CBQL và đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS

Biện pháp 2: Đẩy mạnh bồi dưỡng trình độ ứng dụng CNTT cho Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên

Biện pháp 3: Chỉ đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, thu thập thông tin phản hồi, cải tiến quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học

Biện pháp 4: Cần đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT theo hướng hiện đại, đồng bộ

Biện pháp 5: Xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện

Biện pháp 6: Đẩy mạnh quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong học tập của học sinh

Tiến trình đề xuất các biện pháp quản lý, được đảm bảo đúng nguyên tắc đó là: Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp đề xuất quản lý được trình bày có hệ thống, đảm bảo tính mạch lạc dễ hiểu, dễ vận dụng. Thông qua kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cấp thiết và rất khả thi, sẽ là một trong các lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường THCS huyện Trần Văn Thời nói riêng và các trường THCS nói chung.

Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường THCS có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục của mỗi nhà trường,

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Việc ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THCS trong giai đoạn đã và đang thực hiện đổi mới Chương trình GDPT 2018 khơng phải là một việc làm đơn giản. Để tránh được thực trạng này CBQL nhà trường cần phải coi việc quản lý ứng dụng CNTT trong DH là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, từ đó có sự đầu tư đúng mức cho cơng việc này.

Những biện pháp quản lý đề ra đảm bảo bám sát sự phát triển khoa học công nghệ và xu thế DH hiện đại; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhanh với tính bền vững và liên thông với các cấp học khác; bảo đảm sự phù hợp với trình độ kiến thức và năng lực ứng dụng CNTT của GV trong DH; đáp ứng yêu cầu thực tiễn, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong DH; đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.

Mỗi nhà trường cần thường xuyên tiếp cận với đổi mới, có những định hướng và hoạch định cho tương lai phù hợp với điều kiện của địa phương, để chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT theo từng lộ trình, đạt được kết quả tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21- thế kỉ của CNTT - một thế kỉ đã được các nhà khoa học dự báo là nhiều lĩnh vực sẽ phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu. Trong đó giáo dục là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất, bởi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các phương tiện, kĩ thuật hiện đại đã được ứng dụng một cách rộng rãi để phục vụ cho ngành giáo dục. Cho nên việc ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là một việc làm đơn giản. Nếu ứng dụng CNTT khơng hợp lý thì sẽ trở thành lạm dụng CNTT. Để tránh được thực trạng này CBQL nhà trường cần phải coi quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường để từ đó có sự đầu tư đúng mức cho cơng việc này. Qua việc nghiên cứu thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho thấy cịn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, luận văn đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý nói chung, lý luận quản lý nhà trường và đặc biệt là lý luận quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Trên cơ sở này, tác giả đã nghiên cứu thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau để đề xuất được 6 biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời

Từ kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đã đề xuất hồn tồn phù hợp để áp dụng vào cơng tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tình Cà Mau.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với việc: ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường.

- Chỉ đạo cho các trường Sư phạm hoặc các trường có đào tạo chuyên ngành sư phạm, có kế hoạch nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ kế thừa, xây dựng và đánh giá theo chuẩn năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học. Coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để xét tốt nghiệp cho sinh viên được đào tạo về chuyên ngành.

- Tăng cường chỉ đạo công tác đầu tư mua sắm những PTDH, xây dựng phòng học ĐPT hiện đại cho các nhà trường nhằm phục vụ tốt cho công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

dục.

- Thành lập đội ngũ các chuyên gia chuyên nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT để dạy học cho từng môn học ở từng cấp học.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các lớp bồi dưỡng về việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho CB,GV của các trường.

- Duy trì tổ chức các Hội thi GV giỏi (khảo sát tiết dạy giáo án có ứng dụng CNTT), Hội thi thiết kế bài giảng Elearning, ngày hội CNTT, Hội thi các phần mềm ứng dụng trong dạy học...

- Tạo điều kiện cho CB,GV được đi tham quan thực tế ở những trường trong và ngồi tỉnh đã có nhiều thành cơng trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học của các nhà trường.

- Đầu tư phương tiện dạy học cho các trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng theo hướng đồng bộ và hiện đại góp phần thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đạt hiệu quả.

2.3. Đối với Cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời

Mỗi CBQL của các trường cần xác định quản lý là một cơng việc khó, nhất là quản lý việc dạy học cịn khó khăn hơn. Vì vậy để có thể quản lý thành công việc ứng dụng CNTT trong dạy học, mỗi CBQL cần nỗ lực cố gắng trong công tác quản lý của mình và có những việc làm cụ thể sau:

- Đảm bảo các điều kiện cho nhà trường để thực hiện tốt các biện pháp mà đề tài này đã xây dựng.

- Tự tìm tịi, nghiên cứu để nâng cao trình độ lý luận cho bản thân về QLGD nói chung và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho CB, GV nhà trường và tạo mọi điều kiện để CB, GV nhà trường được đi học tập nâng cao trình độ.

- Xây dựng nhà trường thành một tổ chức có văn hóa, một mơi trường sư phạm tiến bộ, khoa học, hiện đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 (Khoá XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo

[2] Ban chấp hành Trung ương (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai số 02 (Khóa

VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.

[3] Bộ GD-ĐT (2019), Chỉ thị 138/CT-BGDĐT Về việc chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ

sách trong nhà trường

[5] Bộ Giáo dục &Đào tạo (2005), Luật Giáo dục và các quy định pháp luật mới

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông

tin năm học 2014 - 2015, Ban hành kèm theo Công văn 41/BGDĐT-CNTT ngày

16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội

[7] Bộ GD-ĐT (2018), Về việc hướng dẫn triển khai mơ hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông

[8] Bộ GD-ĐT (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng.

[9] Chính phủ nước CHXHCNVN (2017), Quyết định phê duyệt Đề án “Tăng cường

ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”

[10] Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Quyết dịnh phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

[11] Chính phủ nước CHXHCNVN (2005), Quyết dịnh phê duyệt chiến lược phát triển

Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

[12] Chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo, Công nghệ thiết kế bài giảng e- learning”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2017.

[13] Quốc hội nước cộng hồ XNCN Việt Nam (2006), Luật Cơng nghệ thơng tin. [14] Quốc hội nước cộng hồ XNCN Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin. [15] Viện khoa học giáo dục Việt Nam (NIESAC) (2007), Ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam

[16] Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về

quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[17] Lim, CP., C.S. Chai and D. Churchill, Leading ICT in Education Practices: A Capacity-building Toolkit for Teacher Education Institutions in the Asia-Pacific.

[18] Peter Van Gils (2004), Công nghệ thông tin trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[19] Voogt, Joke, Knezek, Gerald Eds (2008), International Handbook of Information

Technology in Primary and Secondary Education, Springer - Verlag US.

[20] Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương

lai vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[21] Trần Xuân Bách (2010), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục (Tập bài giảng cho

lớp cao học quản lý giáo dục), Đại học Đà Nẵng (trang 24).

[21] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương Khoa học quản lý,

Nxb ĐHQG Hà Nội.

[22] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương Khoa học quản lý,

Nxb ĐHQG Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 125 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)