Biện pháp 5: Xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 119 - 121)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện

a. Mục tiêu của biện pháp

Đầu tư, mua sắm CSVC, TBDH hiện đại để đáp ứng yêu cầu xây dựng phòng học đa phương tiện (ĐPT) đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT, đặc biệt là đổi mới PPDH cũng như trong việc thiết kế và xây dựng giáo án dạy học tích cực (GADHTC) có ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đa phương tiện (ĐPT) là một hệ thống kĩ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thơng tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động (qua hệ thống máy tính); trong đó tạo được khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống.

Phòng học ĐPT là phòng học được trang bị các TBDH với ĐPT, ở đó diễn ra q trình giảng dạy và học tập nhờ ứng dụng CNTT và ĐPT. Những thiết bị công nghệ phổ biến nhất được lắp đặt trong phòng học ĐPT gồm: Các loại máy chiếu, các thiết bị âm thanh, Video, máy tính, bảng tương tác thơng minh, máy in và một số TBDH hiện đại khác.

Môi trường học tập ĐPT là môi trường học tập được trang bị, lắp đặt các phương tiện truyền thông và các điều kiện đảm bảo cho các phương tiện đó hoạt động tốt. Mơi trường dạy học ĐPT là mơi trường diễn ra q trình giảng dạy và học tập được sự hỗ trợ của CNTT và truyền thơng, ở đó diễn ra tương tác đa chiều:

- Tương tác giữa GV và HS. - Tương tác giữa TBDH và HS. - Tương tác giữa GV và TBDH. - Tương tác giữa HS và HS.

- Sử dụng ĐPT trong dạy học mang lại cho đối tượng người học nguồn thông tin phong phú và sinh động, mỗi giờ dạy sẽ trở nên trực quan hơn, giảm bớt trừu tượng của các nội dung kiến thức, thu hút sự tập trung, niềm say mê, hứng thú của người học, làm cho người học hiểu bài hơn và nhớ lâu hơn.

- ĐPT giúp người dạy có thể cung cấp nội dung kiến thức cho HS bằng nhiều con đường khác nhau. Việc tiếp thu kiến thức sẽ hiệu quả hơn khi HS nhận được lượng thông tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau.

- Ứng dụng CNTT trong môi trường dạy học ĐPT đã trở thành một yếu tố quan trọng, là một công cụ hữu hiệu để đổi mới PPDH nhằm nâng cao CLDH. Nó làm tăng tính tích cực, chủ động của người học trong quá trình tư duy lĩnh hội tri thức mới.

Để thực hiện tốt việc xây dựng phòng học đa phương tiện (ĐPT), trước hết là phải quản lý tốt nguồn kinh phí, xây dựng kế hoạch cho việc trang bị phòng học ĐPT, rà sốt lại tồn bộ những PTDH hiện đại mà trường mình đang có, sau đó cụ thể về số lượng, chủng loại các PTDH hiện đại cần thiết cho việc xây dựng các phòng học ĐPT của nhà trường rồi mới tiến hành lập danh sách để mua, tránh lãng phí khơng cần thiết.

- Lập kế hoạch phát triển phịng học ĐPT

Có thể hiểu lập kế hoạch phát triển phịng học ĐPT là quá trình thiết lập các mục tiêu, hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã nêu là: phát triển phòng học ĐPT hỗ trợ giảng dạy theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá.

- Tổ chức thực hiện việc phát triển phòng học ĐPT

Xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, cần có sự phân kỳ đầu tư kinh phí mua sắm lắp đặt các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (cái gì đã có, cái gì cịn thiếu, cái gì lạc hậu cần thanh lý, mua cái gì, với số lượng bao nhiêu, từ nguồn tài chính nào, thời gian thực hiện và các biện pháp quản lý cần thiết,... ) cho các phòng học ĐPT mới cũng như việc bảo trì các phương tiện dạy học hiện có.

Cập nhật các thơng tin về các PTDH mới để thường xuyên có kế hoạch bổ sung theo hướng chuẩn hố và hiện đại hóa.

- Chỉ đạo triển khai việc mua sắm và lắp đặt các PTDH hiện đại + Tìm hiểu thị trường trong và ngồi nước.

+ Ký hợp đồng mua sắm, hợp đồng bảo hành sản phẩm... + Lắp đặt phương tiện.

- Chỉ đạo triển khai việc sử dụng phòng học ĐPT

+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ chun trách có khả năng hiểu biết về tính năng, tác dụng của các phịng học ĐPT.

+ Tổ chức tập huấn cho tất cả đội ngũ GV trong trường về tính năng, tác dụng của các PTDH hiện đại.

+ Giám sát chặt chẽ việc sử dụng các PTDH hiện đại. Tránh lạm dụng những phương tiện này trong quá trình dạy học.

*Chỉ đạo việc bảo quản PTDH hiện đại

Hướng dẫn các thao tác sử dụng đúng quy trình vận hành và thời gian sử dụng của mỗi loại PTDH hiện đại cho người sử dụng để tránh hỏng hóc và mất an tồn.

Cất giữ các PTDH hiện đại theo đúng tiêu chuẩn đã định ra của nhà sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,...) Thường xuyên bảo dưỡng (lau chùi, tra dầu mỡ, sấy nóng, hút bụi và chạy bảo dưỡng,... )

* Kiểm tra, đánh giá về việc sử dụng và quản lý phòng học ĐPT

Đây là khâu cuối cùng của quy trình quản lý phòng học ĐPT. Đặt ra tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học ĐPT. Đặt ra tiêu chí đánh giá khả năng khai thác tối đa tính năng, tác dụng của từng PTDH được lắp đặt trong phòng học ĐPT. Hiệu quả sử dụng của một phịng học ĐPT phải được đánh giá thơng qua kết qủa

học tập của các lớp khi GV dạy học theo phương pháp mới so với PPDH truyền thống. Thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ và hoạt động đánh giá nhằm tìm ra các sai lệch trong khâu nào (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hay chính bởi khâu kiểm tra) của hoạt động quản lý phịng học ĐPT; từ đó có các quyết định điều chỉnh, cải tiến kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)