Phương pháp và hình thức quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 59 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về quản lý ứng dụng cntt trong dạy họ cở các trường trung học cơ sở

1.4.3. Phương pháp và hình thức quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các

trường THCS

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học được biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dựa vào bản chất của q trình dạy học chính là quá trình truyền thơng và thơng tin, ta có thể phân biệt hai hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là dạy dựa vào máy tính - Computer Base Training (gọi tắt là CBT) và học dựa vào máy tính - E-leaming. Trong đó:

- GV sử dụng máy tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị hỗ trợ truyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.

- E-leaming là hình thức HS sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà GV đã xây dựng thiết kế sẵn hoặc các đoạn phim về các tiết dạy của GV, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với GV thông qua mạng internet. Hình thức E-leaming thể hiện rõ ràng quan điểm “Lấy HS làm trung tâm”, HS sẽ tự làm chủ q trình học tập của mình, GV chỉ đóng vai trị hỗ trợ việc học tập cho HS.

Với hai hình thức trên, thì hiện nay các trường THCS đã ứng dụng CNTT trong dạy học bằng nhiều cách khác nhau. Trong thực tế, nó được triển khai ở nhiều trường, ở các mức độ khác nhau tuỳ vào mức độ nhận thức của GV, trang bị CSVC về CNTT... Căn cứ vào hoạt động của quản lý, của người dạy và người học, xu thế phát triển có thể phân chia ra 5 mức ứng dụng CNTT cơ bản nhất ở trường THCS:

Mức 1: Sử dụng CNTT để trợ giúp GV một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, truy cập Internet sưu tầm tài liệu phục vụ hoạt động dạy học, tham gia là thành viên của Website để trao đổi nội dung các bài giảng hay tư liệu giảng dạy. Đây được xem là một trong những ứng dụng CNTT trong dạy học phổ biến trong

nhà trường hiện nay.

Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một cơng việc nào đó trong tồn bộ q trình dạy học. GV sử dụng phần mềm PowerPoint trình chiếu, phục vụ giảng dạy

ở các trường có trang bị máy chiếu Projector, ứng dụng này đang được từng bước triển khai trong nhà trường phổ thông.

Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học theo từng bộ môn. Một số phần mềm dạy học mà GV thường dùng như Violet, Sketchpad, Encarta...

Để thực hiện yêu cầu này, GV phải có kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính và các trường phải có phịng học đa năng và được trang bị các phần mềm có bản quyền. Nội dung mức này tổ chức chưa được phổ biến ở các nhà trường.

Mức 4: Tích hợp CNTT vào q trình dạy học. GV sử dụng máy tính ở tất cả các

khâu của quá trình dạy học, từ xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá đều được thực hiện trên máy tính, mạng máy tính. u cầu GV phải có trình độ sử dụng máy tính rất thành thạo và phải được trang bị đầy đủ các thiết bị về CNTT.

Mức 5: Trường học thông minh. Xây dựng các chương trình dạy học trên mạng, HS có thể học mọi lúc, mọi nơi

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)