Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhận thức cho Cán bộ quản lý và độ

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 105 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhận thức cho Cán bộ quản lý và độ

a. Mục đích của biện pháp

Tăng cường nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học giúp cho đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THCS nắm vững quan điểm, đường lối chỉ đạo và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà nước.

Đội ngũ CBQL và giáo viên thấy được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, tính ưu việt, sự tiện lợi mà hiệu quả của các ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như trong các hoạt động của nhà trường, để từ đó có sự quyết tâm, nhất trí, tự ý thức được trách nhiệm và có nhu cầu thực hiện việc ứng dụng CNTT vào dạy học, đặc biệt nhận thức đúng trong việc thiết kế, sử dụng giáo án dạy học tích cực (GADHTC) có ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay.

Ban lãnh đạo nhà trường cần tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong bộ phận quan trọng của nhà trường: Chi bộ, Ban giám hiệu, Tổ trưởng chun mơn, Cơng đồn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội. Trên cơ sở đó tạo thành khối thống nhất, quyết tâm chung của tập thể GV, nhân viên tồn trường, để từ đó tích cực thiết kế và sử dụng loại giáo án này.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Việc nâng cao nhận thức phải xuất phát từ những người đứng đầu các cấp QLGD để họ thấy rõ xu thế tất yếu phải ứng dụng CNTT trong dạy học từ đó tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong thực hiện.

Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về CNTT trong giáo dục, bảo đảm CNTT là một trong các nội dung trọng tâm, thường xuyên diễn ra trong mỗi nhà trường. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học.

Cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về việc ứng dụng CNTT trong dạy học, phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi GV đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS.

Cán bộ quản lý đưa ra những tác động tích cực để đổi mới tư duy của GV trong việc ứng dụng CNTT tại nhà trường, việc thực hiện phải phù hợp với quy luật nhận thức và hành động.

Việc sử dụng CNTT thường địi hỏi nhiều thời gian và ln có rào cản trong việc tiếp nhận kiến thức nên rất nhiều nhà giáo dục không sẵn sàng tiếp nhận trong thực hiện nhiệm vụ nên nhà quản lý chưa thể thuyết phục được những lợi ích giáo dục ngay

lập tức. Vì vậy, ngồi việc đưa ra vai trị của CNTT trong dạy học, nhà quản lý cần đánh giá và công khai tác động của việc sử dụng CNTT để tạo niềm tin cho cán bộ và giáo viên.

*Đối với các trường THCS:

Tổ chức hội nghị tuyên truyền và quán triệt các văn bản cấp trên bằng nhiều hình thức như qua văn bản, phổ biến trong hội họp, sinh hoạt chuyên môn, đưa lên Website của trường,... nhằm xác định nhiệm vụ cho mỗi thành viên nhà trường để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, định hướng đúng đắn trong việc ứng dụng CNTT.

Tổ chức hội thảo xây dựng kế hoạch triển khai, các chuyên đề nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, tổ chức dự giờ có ứng dụng CNTT để mọi thành viên được thảo luận về mục đích, nội dung, yêu cầu, những khó khăn, vướng mắc, cách tháo gỡ và có lộ trình triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường.

Đưa nội dung ứng dụng CNTT vào kế hoạch năm học và đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thành lập Ban chỉ đạo đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở từng trường THCS.

Triển khai theo từng công việc, giao trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo theo dõi công việc mà họ phụ trách. Thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học để có điều chỉnh kịp thời.

Phát huy vai trò chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn trong tuyên truyền ứng dụng CNTT trong dạy học cho các thành viên trong nhà trường.

*Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo phịng GD&ĐT có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, nắm rõ tình hình phát triển kinh tế địa phương, xu thế phát triển chung và khoa học cơng nghệ nói riêng để có hoạch định phù hợp, có sự đồng thuận về công tác chỉ đạo và sự hỗ trợ thường xuyên tới các nhà trường.

CBQL nhà trường phải thường xuyên cập nhật và hiểu sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; biết cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT đặc biệt là Nghị quyết của quận/huyện ủy, Kế hoạch của UBND huyện, Kế hoạch của Phòng GD&ĐT triển khai ứng dụng CNTT trong các trường THCS.

Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn cần chủ động sáng tạo trong việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương; có sự nhất trí đồng thuận và ln là người tiên phong, gương mẫu trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường. Cần xây dựng tủ sách dùng chung, có kế hoạch mua sắm thêm tài liệu, đăng kí các loại báo, tạp chí liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học như: Tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng, các PMDH… Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và trình diễn kỹ thuật thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

GV lựa chọn bài dạy có nội dung phù hợp để thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Đồng thời, động viên GV cộng tác soạn bài theo từng khối lớp tạo ra hệ thống GADHTC có ứng dụng CNTT dùng chung. Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những CBGV đi đầu làm nịng cốt hoặc có những sáng kiến hay.

*Đối với đội ngũ giáo viên

Nghiêm túc thực hiện chủ trương, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Mỗi nhà giáo cần xây dựng kế hoạch riêng về ứng dụng CNTT cho phù hợp với đặc thù bộ mơn của mình.

Chủ động đổi mới tư duy, nhận thức được vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học, trong việc đổi mới PPDH. Có ý thức ham học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nói chung và CNTT nói riêng.

Có ý thức ứng dụng CNTT một cách hợp lý và khoa học vào các khâu, các bước dạy học.

Để thực hiện được biện pháp này, mỗi GV cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với chuyên môn để đầu tư công sức vào mỗi bài giảng.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)