Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 53 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về quản lý ứng dụng cntt trong dạy họ cở các trường trung học cơ sở

1.4.2. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS

Ở trường THCS, tuỳ theo điều kiện, tính chất của nhà trường và đặc trưng từng mơn học, thậm chí từng bài học. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học áp dụng sao phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng môn học, bài học, bao gồm những vấn đề sau đây:

1.4.2.1. Lập kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học

Theo Harold Knoozt thì “Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho toàn bộ và từng bộ phận trong một cơ sở. Nó bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu của cơ sở và của từng bộ phận, xác định các phương thức để đạt được mục tiêu [16; tr. 86-87].

Ở trường THCS, việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT, như bất kỳ việc lập kế hoạch nào khác sẽ được tiến hành thông qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho việc lập kế hoạch bao gồm: xác định trạng thái xuất

phát của nhà trường trước khi bước vào một năm học mới: số phịng học được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT, trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ… xác định hướng phát triển cơ bản, đề xuất hệ thống các vấn đề sẽ đưa vào kế hoạch; phác thảo hệ thống mục tiêu, hệ thống các biện pháp lớn, sơ thảo bản kế hoạch “thô” để lấy ý kiến trong lãnh đạo và cốt cán và xin ý kiến cấp trên về những vấn đề chiến lược.

- Giai đoạn 2: Lập kế hoạch ứng dụng CNTT bao gồm các bước: dự báo hệ

thống mục tiêu ứng dụng CNTT đã được phác thảo ở giai đoạn trước, phân loại ưu tiên cho từng môn học, khối lớp học, lập cây mục tiêu, định chuẩn đánh giá; lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu nhằm huy động toàn bộ nguồn lực trong nhà trường tham gia; mơ hình hóa q trình phát triển của hệ thống quản lý từ trạng thái xuất phát qua các

trạng thái trung gian đến trạng thái kết thúc như mong đợi; chương trình hóa hành động của hệ thống trong suốt năm học, đưa lịch thời gian cùng các bộ phận thực hiện vào nội dung kế hoạch; trình duyệt cấp trên, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch, xem như là văn bản pháp lý và mọi người trong nhà trường phải có nhiệm vụ thực hiện.

Để tạo điều kiện tốt cho đội ngũ GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách có hiệu quả, trong kế hoạch năm học, CBQL cần xây dựng các kế hoạch sau đây:

- Kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Phải dự đoán trước số lượng thiết bị cần thiết trang bị cho phòng học ứng dụng CNTT: Ti vi, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ… Những thiết bị này được lắp cố định hay di động, số lượng bao nhiêu là đủ. Ngoài ra cịn phải dự đốn trước kinh phí mua sắm, lắp đặt cho phù hợp với nguồn kinh phí được cấp theo ngân sách.

- Kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học gồm:

+ CBQL xây dựng kế hoạch bồi dưỡng việc sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT và sử dụng thiết bị cho giáo viên.

+ GV xây dựng KHDH có ứng dụng CNTT để Ban Giám hiệu tiện việc sắp xếp

thời khóa biểu, bố trí phịng học, trang thiết bị.

- Kế hoạch huy động nguồn kinh phí. Từ việc lập kế hoạch mua sắm, dự đốn trước kinh phí để có thể xin ý kiến cấp trên chi từ nguồn kinh phí thường xuyên, hoặc các nguồn kinh phí được hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa.

- Kế hoạch bổ sung trang thiết bị và phương tiện phục vụ việc ứng dụng CNTT

vào dạy học

Ngoài những kế hoạch trên cần lập kế hoạch dự trù bổ sung thay thế những trang thiết bị có sẵn, dự phịng các sự hỏng hóc hay sự cố xảy ra. Bên cạnh đó cịn phải tính tốn đến nguồn kinh phí dành cho việc bảo quản, bảo trì thiết bị.

Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS, CBQL cần phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng trường nơi mình cơng tác.

1.4.2.2. Tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào dạy học

Theo tác giả Hồ Văn Liên thì “Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau”. Ngoài ra, cũng theo tài liệu đã dẫn thì “Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức” [30].

Trong công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT, CBQL cần lưu ý các mặt sau:

- Tổ chức, chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng có ứng dụng CNTT theo hướng đổi mới PPDH. Hiện nay, trong khi việc thiết kế bài giảng theo công nghệ E-Learning chưa được sử dụng rộng rãi thì các bài giảng có ứng dụng CNTT chủ yếu được thiết kế bằng phần mềm trình chiếu powerPoint, phần mềm Violet cho nên cần mở các lớp tập huấn cách sử dụng các phần mềm nói trên. Để có các bài giảng chất lượng cần phải có các tư liệu, các video clip, các thí nghiệm mơ phỏng phù hợp, do vậy cần phải hướng dẫn cho GV cách tìm kiếm tư liệu trên mạng Internet, cách sử dụng các PMDH phù hợp với đặc thù từng môn học.

a. Quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học

Để GV nhà trường có thể khai thác tính năng của các phần mềm được diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mỗi nhà trường nên nhờ thêm sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia tin học. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về các PMDH, những GV này phải có trách nhiệm về triển khai những điều mà họ tìm hiểu được cho các thành viên trong tổ chuyên môn, cùng những GV khác tiếp tục nghiên cứu và đi đến thống nhất việc ứng dụng các phần mềm để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC có ứng dụng CNTT một cách hợp lý.

Ngoài các phần mềm dạy học được áp dụng phổ biến trong dạy học như: Phần mềm soạn thảo văn bản Word, phần mềm trình chiếu Powerpoint, cịn có những phần mềm dạy học khác như:

+ Đối với mơn Tốn: Phần mềm hình học Geometer’s Sketchpad, phần mềm soạn thảo công thức MatCBQLype, …

+ Đối với mơn Hố học: Phần mềm ACD/ChemSketch là phần mềm hỗ trợ vẽ cơng thức, phương trình và tính tốn cân bằng hóa học, hay phần mềm Chemlab là phần mềm thiết kế thí nghiệm hố học, CS ChemDraw, …

+ Đối với môn Vật lý: phần mềm Crocodile Physics dùng để thiết kế thí nghiệm Vật lý ảo, …

+ Đối với việc dạy ngoại ngữ có thể sử dụng các phần mềm trợ giúp việc dạy phát âm chính xác hoặc trực tiếp truy cập vào trang Web: www.spokentext.net để tạo các bài đọc hiểu với giọng đọc của người bản xứ

b. Tổ chức các điều kiện cho lớp học có ứng dụng CNTT vào giảng dạy

Các phương tiện CSVC, TBDH hỗ trợ việc ứng dụng CNTT bao gồm: phịng học, máy tính, máy chiếu, thiết bị mạng internet. Các phương tiện trên góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Để đảm bảo thành công việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV, CBQL cần lưu ý:

- Bố trí số lượng phịng học có đầy đủ trang thiết bị ứng dụng CNTT trong giảng dạy theo yêu cầu của từng bộ môn, trên cơ sở điều kiện CSVC của trường cho phép.

- Sắp xếp thời khóa biểu và lịch giảng dạy có ứng dụng CNTT một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cho phép của trường. Muốn làm được như vậy, CBQL phải yêu cầu từng tổ bộ mơn đăng ký lịch giảng dạy có ứng dụng CNTT, rồi giao cho bộ

phận phụ trách sắp xếp.

- Tổ chức chỉ đạo việc soạn đề thi, đề kiểm tra và thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm

- Chỉ đạo việc quản lý phương tiện, thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Những phương tiện thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, màn hình, Tivi LCD, các phần mềm hỗ trợ… là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ứng dụng CNTT. Vì vậy, CBQL cần phải có biện pháp quản lý tốt các phương tiện, giao cho bộ phận phụ trách bảo quản, định kỳ bảo trì.

c. Quản lý việc truy cập internet để tìm kiếm thơng tin phục vụ dạy và học

Để tìm kiếm và sử dụng tài liệu có hiệu quả thơng tin trên Internet, GV phải được trang bị kỹ năng tìm kiếm thơng tin, biết sử dụng các phần mềm ứng dụng trong download, chỉnh sửa hình ảnh, video clip để tìm được nhanh chóng, có chất lượng thơng tin cần tìm từ kho dữ liệu khổng lồ Internet và chỉnh sửa cho sát và phù hợp với yêu cầu của nội dung bài giảng,.

Những thông tin khi đưa vào nội dung bài giảng phải từ các web chính thống, có nguồn gốc rõ ràng, tác giả là những nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng.

Không lạm dụng thông tin trên mạng trong tiết giảng mà phải kết hợp nhiều nguồn thông tin khác như sách giáo viên, sách tham khảo, đề tài khoa học, dụng cụ dạy học, kiến thức từ thực tế của giáo viên.

Giáo viên nên chủ động tìm thơng tin trên Internet, ghi lại những trang web có chứa những thơng tin có liên quan và tự phát hiện những vấn đề liên quan đến nội dung bài giảng.

Nghiên cứu các Website các trường học trong và ngoài nước để sưu tầm tài liệu phục vụ công tác học tập và giảng dạy, bổ sung vào thư viện của nhà trường...

Đối với các môn học thuộc Khối Khoa học xã hội cần hướng dẫn GV thu thập tư liệu bằng cách sử dụng các trang tìm kiếm như: www.google.com.vn; www.yahoo.com, http://giaoan.violet.vn/, http://violet.vn/main/...

d. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT * Quản lý việc thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT

Trong kế hoạch thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung, CBQL chỉ đạo cho các tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện và đẩy mạnh việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Mỗi tổ chuyên môn tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT; đồng thời trên cơ sở đó giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong những điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp. Khi CBQL tiến hành chỉ đạo việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải định hướng cho GV tuân thủ các nguyên tắc của một GADHTC và ứng dụng CNTT một cách phù hợp đối với tùng nội

dung kiến thức có trong bài dạy.

Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT với mục đích đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả quá trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT của GV. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích động viên CBGV tham gia quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

* Quản lý việc sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT

Xây dựng kế hoạch cho việc đầu tư CSVC trường học đặc biệt là những PTDH hiện đại phục vụ cho các tiết dạy sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Triển khai đến cán bộ phụ trách CSVC để bố trí các phịng học đảm bảo yêu cầu bài giảng. Có kế hoạch hội giảng, hội diễn, giao lưu học hỏi nhằm nâng cao trình độ CB, GV. Xây dựng các quy trình, nguyên tắc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.

Hiệu trưởng lên kế hoạch dự giờ, kiểm tra việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học. CBQL các trường cần có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho GV về quy trình sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Tổ chức các hoạt động dự giờ của các tiết dạy học có sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm những tiết dạy học này.

Thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để GV tham khảo lẫn nhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù hợp với lớp mình dạy. Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời đối với GV sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao để nhân rộng điển hình, khích lệ động viên các GV khác cùng tham gia. CBQL cần xây dựng được các tiêu chí đánh giá việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm động viên GV hăng hái sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong dạy học.

1.4.2.3. Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học

Chức năng này được thể hiện ở những công việc cụ thể như:

- CBQL quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT của GV. Việc quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá là rất cần thiết. Giờ dạy trên lớp của GV là khâu quyết định hiệu quả giờ dạy, nó là hệ quả của việc chuẩn bị bài soạn trước giờ lên lớp của GV. Để làm tốt việc này, CBQL cần tập trung vào việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp cho từng loại bài trên cơ sở lý luận dạy học

- CBQL kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy ứng dụng CNTT của GV.

Thực chất của quản lý kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT là việc CBQL cầnphải đảm bảo cho đội ngũ GV có đủ điều kiện để hồn thành kế hoạch dạy học của nhà trường. Trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của từng

bộ môn, căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý và tình hình cụ thể của từng trường, từng tổ chun mơn, từng cá nhân để xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy và xác định mục tiêu công tác giảng dạy của mỗi tổ chuyên môn và của mỗi cá nhân. Nội dung của yêu cầu xây dựng kế hoạch đối với cá nhân:

+ Cơ sở để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị, nhiệm vụ năm học mới, hướng dẫn giảng dạy bộ môn, định mức chỉ tiêu được giao, tình hình điều tra chất lượng HS, các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học

+ Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu số tiết dạy tối thiểu có ứng dụng CNTT cho từng bộ mơn

+ Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu: tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT; thực hiện quy chế chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

- CBQL kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp có ứng dụng CNTT của GV. Để kiểm tra được việc chuẩn bị bài có ứng dụng CNTT của GV trước giờ lên lớp, CBQL cần kết hợp với cấp phó CBQL, TTCM tổ chức kiểm tra việc soạn bài giảng có ứng dụng CNTT của GV bằng các hình thức định kỳ hay đột xuất trước hay sau giờ lên lớp. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học ứng dụng CNTT, phiếu báo giảng của GV, sổ theo dõi việc sử dụng các phương tiện ứng dụng CNTT để kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường thcs huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)