8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.4. Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
1.2.4.1. Quản lý dạy học
Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung. Lao động có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mục đích chung. Như vậy, trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động đó được gọi là quản lý. Có thể nói quản lý xuất hiện như một hoạt động tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội lồi người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác lao động.
Ngày nay, quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Trong hoạt động quản lý, vai trò của người quản lý là rất cần thiết và quan trọng. Ngay từ thời cổ đại Khổng Tử đã cho rằng người quản lý mà chính trực thì khơng cần phải tốn nhiều công sức mà vẫn khiến được người ta làm theo. C.Mác thì khẳng định bằng ý tưởng rất độc đáo và đầy sức thuyết phục: “Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quản lý, tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau. Sau đây là một số quan niệm chủ yếu.
Theo Từ điển Giáo dục học, “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.
Dựa vào vai trò các nguồn lực trong quản lý, tác giả Trần Kiểm khẳng định: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [33]. Từ những điểm chung của các quan niệm trên, có thể hiểu:
Quản lý là những tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý trong một tổ chức, bằng việc sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu đặt ra.
Việc dạy và học là hoạt động cơ bản và trọng tâm của bất kỳ một trường học nào. Do đó, người Hiệu trưởng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Có thể nói, quản lý dạy học là một nhiệm vụ trung tâm rất quan trọng của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải tác động đến mọi thành viên trong nhà trường tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động dạy và học. Huy động và tạo điều kiện thuận tiện để cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất. Quản lý dạy học chính là quản lý hoạt động dạy của GV, quản lý hoạt động học của HS và quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Như vậy, quản lý dạy học trong nhà trường là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của Hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và cán bộ quản lý khác để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực thúc đẩy quá trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dạy học.
1.2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học
Theo tác giả Phan Thị Hồng Vinh: “Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến” [39].
Dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong hoạt động dạy học, hoạt động dạy của GV có vai trị chủ đạo, hoạt động học của HS có vai trị tự giác, chủ động, tích cực. Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có liên hệ, tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động đó việc dạy học khơng diễn ra. Như vậy bản chất của quản lý hoạt
động dạy học chính là:
- Quản lý hoạt động dạy của GV; đồng thời quản lý hoạt động của tổ chuyên môn - Quản lý hoạt động học của HS,
- Quản lý hoạt động phục vụ dạy học của tổ hành chính quản trị.
Các đối tượng quản lý trên phải thực hiện được mục tiêu, nội dung, chương trình SGK; PPDH, CSVC, PTDH; môi trường tự nhiên và xã hội; kiểm tra đánh giá,…
Nội dung quản lý hoạt động dạy học:
- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm chun mơn, các đồn thể, hội cha mẹ học sinh.
- Tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu các tổ chức, huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo: Việc thực hiện mục tiêu chương trình dạy học, hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV, xây dựng nề nếp dạy học đổi mới PPDH.
- Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học.
a. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động của tổ chuyên môn
Hoạt động giảng dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Quản lý hoạt động này bao gồm: quản lý việc soạn bài, giảng bài trên lớp và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của HS như: sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, kế hoạch giảng dạy,…Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm: quản lý việc đảm bảo chất lượng giờ dạy, thực hiện giờ lên lớp của giáo viên; hồ sơ giáo án của giáo viên, hồ sơ tổ chuyên môn; sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV; hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của GV. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động của tổ chuyên môn gồm:
- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. - Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên
- Quản lý hoạt động tổ chức kiểm tra hoặc thi, đối với học sinh cả 3 khâu: ra đề, coi thi, chấm thi.
- Quản lý việc xây dựng tiêu chuẩn một giờ lên lớp.
- Quản lý thực hiện giờ lên lớp thơng qua thời khóa biểu, xây dựng chế độ kiểm tra, dự giờ, thăm lớp.
- Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV. Hồ sơ của GV được quy định cụ thể trong “Điều lệ Trường Tiểu học, trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học”.
- Quản lý việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho GV.
- Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV để họ bắt kịp những thay đổi của nội dung, chương trình.
b. Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Quản lý hoạt động học tập trên lớp, nề nếp của HS: GV phải giáo dục cho HS về tư tưởng tạo cho các em có động lực, động cơ học tập tốt, có tinh thần tự giác hồn thành nhiệm vụ học tập; chăm chỉ, chịu khó học hỏi bạn bè, các thầy cô giáo. Nền nếp học tập, kỉ luật học tập của HS quyết định nhiều đến hiệu quả học tập của HS. Cần có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các cá nhân, tổ chức các LLGD: GVCN, GVBM, tổng phụ trách, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, PHHS trong việc quản lý hoạt động học tập trên lớp của HS.
Quản lý việc học tập ở nhà của HS: Có thể nói cơng tác quản lý việc học tập ở nhà của HS là một công việc vơ cùng khó khăn của các trường vì đây là cơng việc diễn ra ngồi nhà trường thiếu sự giám sát của GVCN, GVBM và ban cán sự lớp học. Hoạt động học tập ở nhà chủ yếu đặt dưới sự giám sát của cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, công tác hướng dẫn làm bài tập ở nhà phải được GV hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết, khoa học về phương pháp, nội dung và cách thức giải quyết.
Mặt khác nhà trường cần giúp đỡ, hỗ trợ cụ thể cho cha mẹ HS trong công tác giáo dục, giúp họ nắm được nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình đồng thời giúp họ thấy rõ được trách nhiệm phải phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái. Từ đó, kết hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết việc học ở nhà của HS.
1.2.4.3. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trị là người hướng dẫn, điều khiển, hoạt động học của học sinh có vai trị trung tâm, tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, q trình dạy học khơng diễn ra. Hoạt động dạy học ở trường phổ thông gồm hai hoạt động chính
a. Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động dạy học là sự tổ chức, điều khiểm tối ưu quá trình HS lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách HS. Vai trò của hoạt động dạy với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển quá trình học tập của HS, giúp HS nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ, phẩm chất và năng lực. Hoạt động dạy học có chức năng kép truyền đạt và điều khiển. Nội dung học được thực hiện một nội dung chương trình qui định, phù hợp với từng lứa tuổi.
Theo quan điểm lý thuyết về dạy học hiện đại, hoạt động dạy học bao gồm hoạt động của thầy và trò. Nhà tâm lý học A. Mentriskaia viết: “Hai hoạt động của thầy và trò là hai mặt của một hoạt động”
trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Giáo viên (GV) xây dựng, thiết kế hoạt động dạy học một cách đầy đủ và cụ thể bao nhiêu thì cơng việc dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu.
Lí luận giáo dục hiện đại đã chỉ ra tính đặc thù của hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác. Xem xét hoạt động của thầy đều có liên quan đến hoạt động của trị và ngược lại. Nhìn từ góc độ tính chủ thể của hoạt động sư phạm, để hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS được tiến hành thì khơng thể thiếu vai trò của chủ thể. Trong hoạt động dạy học, chủ thể hoạt động là người dạy (giáo viên) và người học (học sinh). Người học là chủ thể của hoạt động học, người dạy là chủ thể của hoạt động dạy. Thầy và trò là những chủ thể cùng nhau hoạt động, duy trì, tiếp nối hoạt động. Đối tượng của hoạt động học tập là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Mục tiêu của hoạt động dạy học là hình thành và phát triển nhân cách, năng lực của người học.
Hoạt động dạy học của GV mang ý nghĩa là phương tiện, là công cụ hỗ trợ thúc đẩy hoạt động học của HS đúng hướng và hiệu quả. “Năng lực người giáo viên là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao” (Trần Bá Hoành).
b. Hoạt động học của học sinh
- Hoạt động học: Là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những giá trị, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định.
- Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.
- Hoạt động học cịn là q trình điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhận cách tồn diện. Vai trị tự điều khiển của hoạt động thể hiện ở sự tự giác, tích cực tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học bằng hoạt động tự lực, sáng tạo của HS để đạt được 3 mục đích: Tri thức – kỹ năng – thái độ.
- Hoạt động học có hai chức năng thống nhất là lĩnh hội và điều khiển. Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm khoa học của từng bộ môn, phương pháp phù hợp để biến kiến thức nhân loại thành học vấn của bản thân.
Hoạt động học của HS bao gồm
+ Phối hợp với GV trên lớp, HS tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới.
+ Học sinh tự học ở nhà để hiểu sâu, mở rộng kiến thức, vận dụng kiến thức mới để giải các bài tập. Học sinh ghi nhớ các kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể biểu đạt thành lời nói, chữ viết cho GV và người khác hiểu được.
kiến thức, kinh nghiệm bản thân, từ đó mà hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực.
1.2.4.4. Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
Với vai trò to lớn của CNTT, ngày nay hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực đều ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Đối với ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT đã khẳng định: “CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng trường phổ thơng cần phải khuyến khích, động viên, tác động, tạo điều kiện để GV và HS tích cực sử dụng CNTT trong dạy và học, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của hiệu trưởng nhà trường trong thời đại hiện nay.
Từ các khái niệm quản lý, quản lý hoạt động dạy học, hoạt động dạy học ứng dụng CNTT, có thể xác định khái niệm quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học như sau: “Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là những tác động có tổ chức, có hướng đích của Hiệu trưởng để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học”.