10. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVMN
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đấy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Chính vỉ vậy, trong chiến lược phát triển giáo dục đã xác định rõ những định hướng lớn và chỉ ra từng bước đi cụ thể cho việc phát triển GDĐT nói chung và đào tạo, bồi dường giáo viên nói riêng.
- Từ các văn bản (nghị quyết, nghị định, chỉ thị, hướng dẫn) của Đảng, Nhà nước về phát triển nhà giáo vả cán bộ quản lý giáo dục, giúp cho các cấp quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục ở cấp học GDMN nói riêng quán triệt và tố chức thực hiện. Trên cơ sở các vãn bản hướng dan, các cơ quan chức năng, ban giảm hiệu và hiệu trưởng các trường mẩm non hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch đảo tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ GVMN đủ về số lượng, có cơ cẩu hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống trường lớp, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, chăm sóc các cháu đến tuổi tới trường ngày càng tốt hơn, những chủ chương chính sách về GDMN để các cấp QLGD quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây là cơ sở để Hiệu trưởng các trường mầm non xây dựng kế hoạch riêng cho chiến lược phát triển đội ngũ GVMN của mình.
- Những điều kiện, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Nhận thức và sự quan tâm của phụ huynh đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ, phối hợp cùng nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực quản lý của Hiệu trưởng: Người CBQL (Hiệu trưởng) nếu quan tâm, có đủ năng lực quản lý thì sẽ có những tác động quản lý đến phát triển đội ngũ GVMN. Người hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì sẽ lãnh đạo được nhà trường một cách có hiệu quả
- Phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ GVMN là: Một đội ngũ GVMN phải đồng thuận, hợp tác, chia sẽ lẫn nhau trong các hoạt động chuyên môn thì đội ngũ đó sẽ phát triển đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Đặc điểm tâm lý, khả năng tự hoạt động của từng cá nhân GV trong nhóm hoặc tập thể của họ có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng nhà trường và phát triển đội ngũ GV
- Bên cạnh đó, yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ GVMN.
Tiểu kết chương 1
Trong Chương I của luận văn, tác giả đã xác định những khái niệm chủ yếu cho vấn đề nghiên cứu. Lí luận ở chương này tập trung vào những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ GVMN trong thời kỳ đổi mới giáo dục, đó là một đội ngũ GVMN đủ về số
lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng theo Chuẩn nghề nghiệpGVMN đã quy định. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ GVMN, luận văn tập trung phân tích các nội dung quản lý phát triền đội ngũ GVMN, đó là: Quy hoạch; tuyển dụng; bố trí sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra đánh giá đội ngũ GVMN đạt chuẩn. Bên cạnh đó còn phải tạo môi trường thuận lợi, chính sách đãi ngộ đội ngũ GVMN.
Phát triển đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan như sự phát triển kinh tế - xã hội của tùng vùng miền, khoa học công nghệ, sự phát triển giáo dục và đào tạo trong bối cảnh mới. Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về giáo dục, phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, môi trường sư phạm, uy tín thương hiệu của các cơ sở GDMN, trình độ nhận thức, ý chí phấn đấu vươn lên trong công việc, tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên.
Đây là cơ sở lý luận cẩn thiết để tác giả nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, Quảng Nam tại Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM