Bố trí sử dụng đội ngũ GVMN

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 34 - 35)

10. Cấu trúc luận văn

1.4. Các nội dung quản lý phát triển đội ngũ GVMN

1.4.2. Bố trí sử dụng đội ngũ GVMN

Việc bố trí sử dụng đội ngũ GVMN cần phải có một cơ chế rõ ràng. Công tác bố trí sử dụng đội ngũ GVMN phải đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác và yêu cầu công việc của nhà trường, phải là sự kết hợp chặt chẽ có tính thống nhất, hợp lí giữa Phòng Nội vụ với Phòng GDĐT, Ban giám hiệu các trường mầm non, mẫu giáo, cần tiến hành một cách công khai rõ ràng nhằm để sử dụng đúng,

tốt, hợp lí đội ngũ GV để họ phát huy được khả năng chuyên môn, sở trường, năng lực công tác đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, của địa phương.

Để sử dụng đội ngũ GVMN đạt hiệu quả các nhà quản lý cần chú trọng một số nội dung sau:

Hiểu rõ đặc điểm, cá tính của mỗi giáo viên, tìm ra đuợc ưu nhuợc điểm của giáo viên để từ đó có sự phân công lao động hợp lý, phát huy ưu thế của giáo viên. Khi bố trí sử dụng giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, đứng người đúng việc để phát huy tối đa năng lực làm việc của cá nhân.

Ban hành quy chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng; gắn chặt nghĩa vụ với quyền lợi của nguời lao động, đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ.

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, phân loại giáo viên để làm cơ sở bố trí sử dụng phù hợp.

Hiệu quả công việc là cơ sở để xem xét đánh giá sự đóng góp của giáo viên cho tổ chức, là thuớc đo phẩm chất và năng lực làm việc của giáo viên.

Đối với đội ngũ GVMN tại các xã vùng xa, vùng khó khăn, luân chuyển giáo viên là việc làm cần thiết để đảm bảo công bằng cho giáo viên công tác tại vùng khó khăn, đảm bảo về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được thay đổi môi trường làm việc mới. Tuy nhiên, việc luân chuyển giáo viên phải đảm bảo: sự công bằng giữa các vùng; luân chuyển phải được thực hiện thường niên, trên cơ sở nhu cầu giảng dạy và cơ cấu giáo viên ở các trường, đồng thời phải gắn với công tác quy hoạch cán bộ, luân chuyển không gây xáo trộn lớn song phải đảm bảo trong cả quá trình công tác đều được luân chuyển tại các khu vực: vùng thuận lợi, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, được thực hiện theo phương thức luân phiên nghĩa vụ với các đối tượng, cần quy định rõ độ tuổi phải luân chuyển, những đối tượng phải luân chuyển, số năm công tác tại những vùng thuận lợi, hoặc vùng khó khăn phải luân chuyển.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)