Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 74 - 75)

10. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân thủ theo trong suốt quá trình thực hiện. Căn cứ vào cơ sở lý luận của quản lý phát triển đội ngũ GVMN đã trình bày ở Chương 1, căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình được trình bày ở Chương 2 và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và các văn bản pháp quy, các quy định của Nhà nước. Tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết

Biện pháp đề xuất phải căn cứ vào tình hình thực tiễn và phù hợp với yêu cầu phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình. Biện pháp được đề xuất sẽ kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế đang tồn tại trong việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN ở các trường MN - MG trên địa bàn huyện hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam phù hợp với nề nếp văn hóa, lối sống của địa phương, tính đặc thù của cộng đồng dân cư và nguồn lực đầu tư cho GDĐT nói chung và cho phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình nói riêng. Nguyên tắc được đề xuất mang tính khả thi sẽ giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Để thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất đòi hỏi người quản lý khi tiến hành triển khai phải nhanh nhạy, dự đoán được các tình huống và xử lý tốt các tình huống có thể ảnh hưởng đến tiến độ của việc thực hiện biện pháp để đảm bảo cho các biện pháp được thực hiện có hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình phải thực sự dựa vào những nội dung và phương pháp của các biện pháp trước đây và hiện nay đang thực hiện có hiệu quả. Biện pháp mới của luận văn không phủ định toàn bộ cái đã có mà chỉ phủ định tính lỗi thời, sự lạc hậu không phù hợp của các biện pháp trước đây và hiện nay một cách biện chứng. Các biện pháp mới sẽ tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc những tinh hoa mà các biện pháp trước đây đã đề xuất. Đồng thời, các biện pháp mới sẽ hoàn thiện hơn, phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN trong giai đoạn hiện nay.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Việc thực hiện xây dựng và phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình mà trọng tâm là nâng cao chất luợng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý. Đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các biện pháp đưa ra phải thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường và của địa phương thì mới mang lại tính hiệu quả. Các biện pháp đó vừa mang tính thời sự, vừa phải đáp ứng được những yêu cầu trong thới gian tới và thực sự có hiệu quả cho nhà trường, địa phương cũng như toàn ngành GDĐT.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quản lý trường học. Bản chất của quản lý trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể đội ngũ GV, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối họp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến. Do đó, việc đảm bảo tính đồng bộ là nguyên tắc đầu tiên của hiệu trưởng nhà trường với các hoạt động được tổ chức theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non.

Việc đề xuất các biện pháp xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý phát triển đội ngũ. Việc đề xuất quản lý phát triển đội ngũ GVMN cần xử lý, tích hợp các khía cạnh như quy hoạch, xác định các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng... để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GVMN trong trường học hợp lý và hiệu quả.

Sự đồng bộ trong biện pháp quản lý phải chú ý phối họp chặt chẽ giữa việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng với các thành viên tham gia vào việc phát triển đội ngũ GV của nhà trường. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thi mới nâng cao chất lượng GVMN và khi đó chất lượng GDĐT toàn diện mới đạt hiệu quả thực thụ.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)