Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 78 - 81)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện

a. Mục tiêu

Theo Henri Fayol, kế hoạch là một trong năm chức năng cơ bản của quản lý gồm: kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra. Và trên thực tế, kế hoạch được xem là một trong những chức năng quản trị chính, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các đơn vị, tổ chức muốn đạt được mức độ thực hiện có hiệu quả. Xây dựng kế hoạch là nhằm xác định các mục tiêu trong tương lai và những phương tiện thích hợp để đạt được mục tiêu đó.

Việc xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Thăng Bình theo chuẩn nghề nghiệp GVMN tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 của Bộ GDĐT Ban hành qui định Chuẩn nghề nghiệp GVMN là nhằm đảm bảo việc đạt được những mục tiêu đã đề ra một cách khoa học và hiệu quả. Giải pháp xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Thăng Bình nhằm giúp các cấp quản lý có một cách nhìn tổng thể và có những bước đi đúng đắn trong quá trình phát triển đội ngũ GVMN toàn huyện theo chuẩn nghề nghiệp. Bên cạnh đó còn giúp các cấp quản lý nắm vững mục tiêu cần phấn đấu, thể hiện rõ phương hướng hoạt động của việc phát triển đội ngũ; giúp Phòng GDĐT huyện Thăng Bình, các trường MN – MG, đội ngũ GV có sự nỗ lực, phối hợp tốt để hướng đến mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng được kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình theo chuẩn nghề nghiệp sẽ làm cho công tác này được thực hiện theo chương trình định trước một cách cụ thể và thống nhất, giúp cho phòng GDĐT chủ động trong công việc, hạn chế những khó khăn lúng túng trước những tình huống có thể xảy ra. Đồng thời làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá; và còn là phương tiện để giúp các cấp quản lý nhận được sự tư vấn và hướng dẫn của cấp trên, sự phối kết hợp của GV, của cha mẹ trẻ, của các tổ chức để thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.

b. Nội dung thực hiện

Để xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Thăng Bình theo chuẩn nghề nghiệp, phòng GDĐT cần nắm các căn cứ pháp lý thông qua các văn bản các quy định của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền của địa phương theo phân cấp quản lý. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược, đánh giá thực trạng để trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp chiến lược về quy mô phát triển ngành GDĐT huyện nói chung và cấp học GDMN nói riêng. Thực trạng hiện nay, hằng năm Phòng GDĐT Thăng Bình đều tổ chức duyệt kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp cho các trường phổ thông, mầm non trên địa bàn huyện, sau khi xét duyệt xong, phòng GDĐT tham mưu UBND huyện phê duyệt quyết định theo từng năm để làm cơ sở

định hướng cho việc biên chế số lớp học, số lượng học sinh/lớp và tập trung bổ sung, cân đối đội ngũ GV toàn ngành trong đó có GVMN và hướng đến việc quản lý phát triển đội ngũ GV nói chung và GVMN theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay. Hiện tại, huyện Thăng Bình chưa có kế hoạch chiến lược giai đoạn 5 năm (của nhiệm kỳ trước cũng như nhiệm kỳ 2020 – 2025) nên công tác quản lý phát triển đội ngũ GDMN thiếu đồng bộ và gặp rất nhiều khó khăn, nhất là cân đối số liệu trẻ, điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ GV. Muốn làm tốt công tác quy hoạch, quản lý phát triển đội ngũ GVMN, phải dự báo tốt hướng phát triển sự nghiệp GD nói chung và GDMN nói riêng của mỗi xã, thị trấn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện Thăng Bình.

Trên cơ sở kế hoạch chiến lược phát triển GDMN, căn cứ các văn bản quy định, căn cứ vào thực trạng đội ngũ GVMN và công tác phát triển đội ngũ GVMN đã khảo sát, trong nội dung biện pháp xin được đề xuất kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN của huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.

- Về mục tiêu chung:

Phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở GDMN, địa phương và của ngành Giáo dục, đồng thời đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình.

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 trên địa bàn huyện Thăng Bình:

+ Có đủ số lượng GVMN theo định mức được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập;

+ Có đủ GV đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 72, Mục 3: Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, Chương IV Luật giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo đối với GVMN có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, trong đó có 80% GV đạt trình độ đào tạo trên chuẩn từ Đại học sư phạm mầm non trở lên.

+ Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 67, Mục 1: Vị trí, vai trò, tiêu chuẩn nhà giáo, Chương IV Luật giáo dục 2019 quy định nhà giáo phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây: Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

- Về nhiệm vụ và giải pháp:

Phòng GDĐT tiếp tục thực hiện Quyết định số 732/2016/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025:.

phải đáp ứng đủ cho các nhà trường theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 19, Văn bản Hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2015 của Bộ GDĐT về Điều lệ trường mầm non và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập để bảo đảm có đủ GV dạy các nhóm, lớp mầm non theo định mức quy định;

Phòng GDĐT tham mưu UBND huyện Thăng Bình đổi mới tuyển dụng GVMN phù hợp với đặc trưng của cấp học, sát thực tế địa phương.

Các trường MN – MG trên địa bàn huyện tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ GVMN, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, giúp GV tự cập nhật, kiến thức và kỹ năng để thực hiện chương trình GDMN mới; Đổi mới phương pháp tiếp cận với trẻ, đòi hỏi GV phải hết sức quan tâm chăm sóc trẻ, thực hiện chương trình nuôi dạy trẻ một cách tự nhiên, không gây căng thẳng. Rèn luyện phẩm chất nhà giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của GV, từng bước đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Hằng năm toàn huyện cần tăng tỷ lệ GV được đào tạo trên chuẩn để đến năm 2025 đạt 80% và 100% GV ứng dụng tốt CNTT để góp phần đổi mới phương pháp NDCSGD trẻ; Quản lý chất lượng GV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Các trường phối hợp với các trung tâm tiếng Anh cũng như Tin học trển địa bàn huyện để phấn đấu đến 2015 có 50% GV có nghiệp vụ tiếng Anh; 100% GVMN thành thạo công nghệ thông tin. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho GVMN theo quy định, được hưởng mọi quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bảo đảm chế độ chính sách đối với GVMN về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tạo sự bình đẳng về quyền lợi cho GV trong ngành GD. Bảo đảm các điều kiện tối thiểu cho GVMN hoàn thành nhiệm vụ: Trước hết là các điều kiện về tài liệu phục vụ tự học, tự nghiên cứu cho GV; bảo đảm các thiết bị dạy học, môi trường giáo dục để hỗ trợ cho GV hoàn thành nhiệm vụ trong đổi mới phương pháp dạy học.

Tổ chức cho GVMN được tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các địa phương trong huyện và ngoài huyện để làm tăng thêm “vốn” thực tế cho GV.

Muốn làm tốt công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, cần phải căn cứ vào mục tiêu phát triển của đội ngũ và mục tiêu đó cần phải tính đến những thay đổi cải thiện nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ, thực tiễn đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học theo chương trình GDMN, đặc biệt phát triển GVMN theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm: các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức, trình độ chuyên môn; kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN, cần tính đến việc xác định các biện pháp để thực hiện, trên cơ sở các chương trình, mục tiêu nội dung đã xác định trong kế hoạch. Biệp pháp thực hiện kế hoạch phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân và bộ phận trong việc thực hiện kế hoạch, cần huy động và phân phối sử dụng hợp lý các

nguồn lực như thế nào để thực hiện kế hoạch; Đồng thời có các biện pháp động viên, khuyến khích và hỗ trợ khi cần thiết để kế hoạch được thực hiện chất lượng và hiệu quả; và dự kiến các vấn đề phát sinh để có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Các biện pháp phải xuất phát từ với những vấn đề của thực tiễn; đồng thời, các biện pháp có tác động hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện được mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch.

Xác định các tiêu chí để kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN để có những điều chỉnh nếu cần. Định kỳ có báo cáo sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm về những công việc đã triển khai, chỉ rõ những việc đã làm tốt, những việc làm chưa được, nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục để việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao.

c. Tổ chức thực hiện

Trước hết, để có sự thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch giữa phòng GDDT với các phòng, ban có liên quan trực tiếp, phối hợp với nhau chặt chẽ và trách nhiệm cụ thể để xây dựng kế hoạch.

UBND huyện Thăng Bình, cơ quan quản lý trực tiếp phòng GDĐT ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, kế hoạch phát triển đội ngũ GV, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng đội ngũ GVMN của huyện. Các trường mầm non tranh thủ sự chỉ đạo, đồng thời tranh thủ sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã, thị trấn và sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, sự phối hợp của cha mẹ trẻ để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN của từng trường. Các trường đào tạo như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Trường Đại học Quảng Nam cần nắm bắt được nhu cầu phát triển (số lượng, chất lượng, cơ cấu) đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện để có kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn, đào tạo bổ sung GVMN cho huyện Thăng Bình.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)