Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 47 - 49)

10. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

2.3.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non

a. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn

Đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được đào tạo theo nhiều chương trình khác nhau như: Trung cấp sư phạm mầm non; Cao đẳng sư phạm mầm non; Đại học sư phạm mầm non với nhiều hình thức khác nhau như: chuyên tu, từ xa, tại chức, chính quy…

Bảng 2.7. Thực trạng trình độ đào tạo đội ngũ GVMN 23 trường MN-MG công lập huyện Thăng Bình từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020

Giáo viên Mầm non Năm học 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 Tổng số giáo viên (BC và HĐ) 351 387 392 403 422 Đại học 84 127 152 196 210 Cao đẳng 164 144 113 92 103 Trung cấp 103 116 127 115 109 Tỷ lệ % GV đạt chuẩn (ĐC) và trên chuẩn (TC). TC ĐC TC ĐC TC ĐC TC ĐC TC ĐC 70,6 29,4 70,0 3,0 67,6 32,4 71,5 28,5 74,2 25,8

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Thăng Bình, Quảng Nam)

Đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng là nhân tố có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục của một nhà trường cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của một địa phương. Do vậy, chất lượng đội ngũ GVMN và nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới giáo dục luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu của ngành GDĐT nói chung và cấp học GDMN nói riêng cũng như bản thân của các trường MN - MG.

Qua số liệu thống kê bảng 2.7 nêu trên về thực trạng trình độ đào tạo đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tinh Quảng Nam giai đoạn 2015 -2020 cho thấy UBND huyện đã chỉ đạo Phòng GDĐT, các trường MN - MG tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn và ngay cả bản thân của mỗi một GVMN luôn ý thức việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình cụ thể:

+ Năm học 2015 - 2016 có 84 GV có trình độ đại học đến năm học 2016 - 2017 có 127 GV có trình độ đại học, tăng 43 GVMN.

+ Năm học 2017 - 2018 có 152 GVMN có trình độ đại học tăng hơn so năm học 2016 - 2017 là 25 GVMN.

+ Năm học 2018 - 2019 có 196 GVMN có trình độ đại học tăng hơn so năm học 2017 - 2018 là 44 GVMN.

=> Vậy từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020 có thêm 126 GVMN có trình độ đại học. Tỷ lệ GV có trình độ trên chuẩn ngày càng cao, tăng 20% so năm học 2015 - 2016.

Tuy nhiên, việc tạo điều kiện, khuyến khích GV học sau đại học của UBND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Phòng GDĐT và các trường MN - MG chưa quan tâm đúng mức. Từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020 không có GV có trình độ thạc sĩ.

Bên cạnh đó, thực trạng tại năm học 2019 - 2020 còn 109 GV (biên chế 64 GV, hợp đồng 55 GV) có trình độ Trung cấp sư phạm mầm non, chiếm tỷ lệ đến 25%. Như vậy, để đáp ứng với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần phải được đào tạo để đảm bảo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 được quy định trình độ chuẩn đối với GVMN là Cao đẳng sư phạm GDMN và tiếp tục bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu về đổi mới chương trình GDMN theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 01/2017/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hợp nhất Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình GDMN và Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cơ cấu đội ngũ GVMN theo trình độ đào tạo chính là sự phân chia GV theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Xác định được một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng chính là biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng trên chuẩn để đáp ứng có đội ngũ GVMN với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giữ vai trò cốt cán.

b. Cơ cấu theo giới tính

Trong bất kỳ một tổ chức nào dù nhỏ hay lớn thì việc cân bằng về giới tính, tâm lý đối với các thành viên trong tổ chức là hết sức quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và cũng là điều kiện đảm bảo hoạt động của tổ chức được diễn ra một cách thống nhất, hài hòa.

Đối với các trường MN - MG, cơ cấu giới tính đội ngũ GVMN nữ chiếm tỷ lệ 100%, đây là đặc thù của cấp học GDMN. Điều này cho thấy việc môi trường làm việc 100% toàn nữ chắc chắn có nhiều bất cập, dễ gây mâu thuẫn nội bộ, tính bình đẳng chưa cao. Hầu như đa số các trường đều có phụ nữ đang nuôi con nhỏ, đang trong độ tuổi sinh đẻ nên ảnh hưởng đến ngày công lao động.

c. Cơ cấu theo độ tuổi

huyết, tiếp cận nhanh với công nghệ dạy học hiện đại, có chí hướng học hỏi và tuổi đời phải trẻ. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu một bộ phận GV có thâm niên công tác, có trình độ tay nghề cao làm điểm tựa cho đội ngũ GV trẻ phát triển tay nghề.

Bảng 2.8. Thống kê độ tuổi của GVMN năm học 2019 - 2020

TS GVMN trong biên chế

Độ tuổi đội ngũ giáo viên mầm non

Dưới 30 tuổi Từ 31 - 40 Từ 41 - 50 Trên 50 tuổi

329 107 139 52 31

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Thăng Bình, Quảng Nam)

Thống kê tổng hợp tại bảng 2.8 về tuổi đời của đội ngũ GVMN toàn huyện còn rất trẻ, ưu điểm nổi bật của lực lượng GV trẻ này là có sức khỏe tốt, được đào tạo chính quy, có kiến thức chuyên môn cơ bản, có khả năng nhận thức và tiếp thu nhanh cái mới, là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện chương trình GDMN hiện nay. Cũng tại bảng 2.8 ta thấy đội ngũ GVMN biên chế có tuổi đời dưới 40 tuổi là 246/329, chiếm tỷ lệ 74,7%. Trong khi đó, tuổi đời từ 41 đến 55 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 25,3%. Lực lượng GV trẻ có nhiều thuận lợi như năng động hơn, sáng tạo hơn và ham học hỏi. Tuy nhiên, đội ngũ GV trẻ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, kể cả khả năng xử lý các tình huống sư phạm do chưa nhiều kinh nghiệm nên chưa đạt hiệu quả cao.

d. Cơ cấu theo thâm niên công tác

Bảng 2.9. Thống kê thâm niên công tác GVMN tại năm học 2019 - 2020

TS GVMN Trong biên chế

Số năm công tác của đội ngũ giáo viên mầm non

Dưới 10 năm Từ 10 - 20 Trên 20

329 155 109 65

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Thăng Bình, Quảng Nam)

Đội ngũ GVMN có thâm niên giảng dạy dưới 10 năm chiếm đại đa số với tỷ lệ là 47,1%, tỷ lệ GVMN có thâm niên giảng dạy từ 10->20 năm là 33,1%, số GV có thâm niên giảng dạy trên 20 năm là 19,8%. Từ những số liệu này cho thấy, đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình có thâm niên công tác giảng dạy rất ít, tỷ lệ GV mới ra trường nhiều nên kinh nghiệm giảng dạy chưa có, kỹ năng nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Đây là vấn đề cần quan tâm để làm tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này.

Tóm lại, sự cân đối về cơ cấu của đội ngũ GVMN sẽ là động lực, là điều kiện để phát triển cấp học trong địa bàn nhất định. Nó góp phần tạo ra sự ổn định về tâm lý GV, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)