Thực trạng quản lý việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 56 - 59)

10. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN tại 23 trường MN-MG

2.4.3. Thực trạng quản lý việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo

viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Trên cơ sở kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN của các trường MN - MG trên địa bàn huyện, Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng trường, phối hợp với Phòng Nội vụ huyện tham mưu cho UBND huyện phê duyệt phương án tổ chức tuyển dụng và phân công GV trúng tuyển, GV luân chuyển ngoài huyện về các trường theo chỉ tiêu được giao tại quyết định phê duyệt kế hoạch mạng lưới trường, lớp học của UBND huyện ban hành hằng năm cho toàn ngành GDĐT trong đó có cấp học GDMN. Công tác tuyển dụng GV vào làm việc tại các trường MN - MG trên địa bàn huyện được thực hiện chặt chẽ, đúng theo quy định của Pháp luật, chú ý đến chất lượng của đội ngũ GV trên cơ sở nhu cầu và kế hoạch đã lựa chọn tuyển dụng những sinh viên có trình độ trên chuẩn, có học lực khá giỏi trở lên rất thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ GV sau này. Tuy nhiên, thực hiện Nghị định số 127/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 9 năm 2018 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nên công tác tuyển dụng GV là do Phòng GDĐT chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện chỉ đạo thực hiện. Hiện nay, việc tăng lớp học, tăng lớp tổ chức bán trú đến đâu thì thống nhất tiếp nhận GV ngoài huyện về huyện Thăng Bình và ký hợp đồng thỏa thuận GV tại các trường nhằm đáp ứng nhu cầu tại thời điểm đó. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng GV từ 2017 đến nay theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam là tổ chức thi tuyển viên chức hằng năm để đảm bảo đủ biên chế theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao cho từng huyện nhưng vẫn chưa tổ chức kịp thời theo từng năm.

Nhằm đánh giá thực trạng việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến 44 CBQL và 229 GVMN của 23 trường MN - MG công lập trên địa bàn huyện với kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.4 như sau:

20 24 0 0 0 20 21 3 0 0 4 7 15 18 0 5 11 19 9 0 21 20 3 0 0 18 21 4 1 0 -1 4 9 14 19 24 29 34 39 44

Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CBQL

Rấ t tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 98 129 2 0 0 100 117 12 0 0 20 41 82 86 0 59 61 108 1 0 99 127 3 0 0 90 119 17 3 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240

Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI GVMN

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

Biểu đồ 2.4. Thực trạng việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

(Nguồn: Bảng 2.13 - Phụ lục 4)

Ghi chú: Nội dung đánh giá thực trạng quản lý tuyển dụng đội ngũ GVMN

Nội dung 1: Thông báo rộng rãi, công khai về việc tuyển dụng GV theo quyết định phê duyệt của các cấp

Nội dung 2: Xác định rõ ràng, cụ thể số lượng, điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng, luân chuyển.

Nội dung 3: Thực hiện tuyển dụng GV theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Nội dung 4: Thực hiện việc cho giáo viên đăng ký thi tuyển theo chỉ tiêu biên chế được giao cho từng trường

Nội dung 5: Thực hiện việc ký hợp đồng làm việc với GV khi đã trúng tuyển theo quy định (biên chế)

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 (phụ lục 5) cho thấy:

- Việc thông báo rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc tuyển dụng GV theo quyết định phê duyệt của các cấp được thực hiện đúng theo quy trình, được CBQL đánh giá ở mức tốt và rất tốt với tỷ lệ 100%, đánh giá của GVMN đạt tỷ lệ 99%. Với nội dung: xác định rõ ràng, cụ thể số lượng, điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng, luân chuyển GV hằng năm được đánh giá rất tốt với tỷ lệ đạt trên 95%. Bên cạnh đó, việc thực hiện ký hợp đồng làm việc với GV khi đã trúng tuyển đều đảm bảo theo đúng quy định, được 44 CBQL, 229 GVMN đánh giá mức tốt và rất tốt đạt tỷ lệ trên 93%. Bởi, sau khi có quyết định trúng tuyển viên chức của UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện ban hành quyết định tiếp nhận và giao Trưởng phòng GDĐT chịu trách nhiệm và ký hợp đồng làm việc với giáo viên theo chức năng được giao cho từng viên chức trúng tuyển để đảm bảo các chế độ chính sách có liên quan đến viên chức đã trúng tuyển. Việc thực hiện việc ký hợp đồng lao động (thời vụ) với GV qua khảo sát kết quả đạt được ở mức tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ trên 93% và cụ thể: trên cơ sở tại quyết định phê duyệt mạng lưới trường, lớp, học sinh hằng năm của UBND huyện Thăng Bình, các trường MN - MG công lập tuyển sinh theo quy định được giao, nếu tăng lớp thì tăng GV, trong khi đó UBND tỉnh không tổ chức kịp thời các kỳ thi tuyển viên chức, do nhu cầu cần GV, UBND huyện Thăng Bình cho phép Phòng GDĐT thực hiện việc ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế nhà nước để giảng dạy và chờ thi tuyển.

- Tuy nhiên, tại Tiêu chí 3: Thực hiện tuyển dụng GV theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, kết quả khảo sát đối với 44 CBQL có đến 31% đánh giá mức khá và 41% đánh giá ở mức trung bình; đối với ý kiến đánh giá của 229 GVMN có đến 36% đánh giá mức khá và 37% đánh giá mức trung bình. Do từ khi Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ được ban hành đến nay UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức được 02 lần thi tuyển viên chức vào năm 2017, đến nay tại thời điểm tháng 3/2020 UBND tỉnh Quảng Nam có Kế hoạch xét tuyển viên chức đối với GDĐT và giao về cho UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện theo tinh thần chỉ đạo cấp trên. Do vậy, dẫn đến tình trạng chung hiện nay nhiều trường MN - MG kể cả cấp học giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện đều thiếu GV trong khi đó nhu cầu gửi con đến trường của phụ huynh ngày càng đông.

Với nội dung thực hiện việc cho GV đăng ký thi tuyển theo chỉ tiêu biên chế được giao cho từng trường, ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN còn ở mức khá và trung bình chiếm tỷ lệ từ 63% - 74%. Với thực trạng hiện nay như vậy là do sự phân bố GVMN trên địa bàn huyện chưa hợp lý, một số trường tương đối đủ, nhưng vẫn còn một số trường thiếu. Sở dĩ có tình trạng trên là do cơ quan quản lý khi tổ chức thi tuyển, cho phép GV đăng ký chỉ tiêu biên chế theo nhu cầu từng trường dẫn đến chưa hợp lý, không cân đối thiếu thừa.

Nghiên cứu hồ sơ thực tế cho thấy trong những năm trước (năm 2009) công tác tuyển dụng GV nói chung và tuyển dụng GVMN nói riêng được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch của các trường, Phòng GDĐT tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả các trường MN - MG. Trên cơ sở đó đề xuất với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt và thực hiện tuyển dụng theo đúng quy định đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Trên thực tế, công tác tuyển dụng GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam về cơ bản đã được cải tiến với địa bàn tuyển dụng rộng trên cả nước, ưu tiên ứng viên có bằng Đại học đạt loại giỏi, con em người dân tộc thiểu số, con em gia đình chính sách...

Hiện nay tình trạng thiếu GV kéo dài làm ảnh đến việc điều hành, sắp xếp chuyên môn, cử GV đi học bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo sau đại học. Bên cạnh đó, việc sử dụng và quản lý viên chức theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ cũng chưa thực hiện tốt, còn chủ quan trong công tác đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm. Công tác tổ chức đánh giá GV khi thực hiện chế độ tập sự theo quy định còn mang tính nể nang, nhiều GV sau khi trúng tuyển được kiểm tra, đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trên lớp chất lượng còn thấp.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)