Quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 59 - 63)

10. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN tại 23 trường MN-MG

2.4.4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề

nghề nghiệp

Trong những năm học qua, ngành Giáo dục huyện tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Huyện ủy đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 19- CTr/HU, ngày 26/7/2017 về “thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Chương trình số 23-CTr/HU ngày 07/6/2018 của Huyện ủy Thăng Bình, Kế hoạch số 875/KH-UBND ngày 15/8/2018 của UBND huyện Thăng Bình về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ GV các trường phổ thông, mầm non trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Nhằm đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành trung cầu ý kiến 44 CBQL và 229 GVMN của 23 trường MN - MG công lập trên địa bàn huyện với kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.5.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CBQL 16 18 19 7 22 5 20 6 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Nội dung 8

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI GVMN

81 96 61 45 114 31 100 37 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Nội dung 8

Biểu đồ 2.5. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp

(Nguồn: Bảng 2.14 - Phụ lục 5)

Ghi chú:

Nội dung 1: Yêu cầu GV xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm Nội dung 2: Tập huấn nâng cao năng lực cho GV về chuyên môn

Nội dung 3: Tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên theo quy định Nội dung 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả GV sau khi được bồi dưỡng

Nội dung 5: Nhà trường tạo điều kiện GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Nội dung 6: Nhà trường, công đoàn tạo điều kiện GV tham gia học đại học và sau đại học

Nội dung 7: Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của GV

Nội dung 8: Tổ chức, động viên, khuyến khích GV thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ

ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp cho thấy: trong những năm qua, phòng GDĐT đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong công việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy phòng GDĐT cũng như các trường đã có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trong 5 năm, từng giai đoạn để nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng sư phạm cho đội ngũ. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của cấp học GDMN của các nhà trường trong việc thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng đó là phải có một đội ngũ mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Để thực hiện điều này, phòng GDĐT cũng như các nhà trường đã có kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thật cụ thể và mang tính khả thi với kết quả khảo sát cụ thể:

+ Tiêu chí 1, 2 và 5: Yêu cầu GV xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm; Việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho GV về chuyên môn, cũng như việc tạo điều kiện GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Qua khảo sát cho thấy, phòng GDĐT cũng như các trường MN - MG hằng năm luôn tạo điều kiện giáo viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực, các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và qua khảo sát ý kiến đánh giá của 44 CBQL ở mức độ rất tốt và tốt với tỷ lệ: 100%; đối với 229 GVMN ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt vẫn đạt tỷ lệ: 100%.

+ Tại tiêu chí 7: Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của GV qua khảo sát được đánh giá ở mức rất tốt và tốt với tỷ lệ 100%, bởi trên thực tế, Phòng GDĐT đã chỉ đạo các trường MN - MG triển khai để các tổ chuyên môn qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ cũng như của nhà trường lồng ghép các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như: trong quá trình tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, hầu hết tại các trường MN - MG trên địa bàn huyện đều đã tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học bởi: việc tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là một loại hình hoạt động cơ bản của các trường MN - MG, nhằm tổ chức việc học, nâng cao năng lực chuyên môn, cải tiến việc học cho trẻ trong các hoạt động và bài học hằng ngày nhằm cải thiện việc học của trẻ, gắn trực tiếp với diễn biến của hoạt động dạy và học trong mỗi bài học minh họa. Bởi nội dung này với mục đích là để nhấn mạnh tính thực tế, chân thực của bài học được sử dụng trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Trong quá trình tổ chức giáo viên đã nhận diện được tình trạng học tập của mỗi trẻ, những khó khăn, sai lầm và các yếu tổ có thể cản trở hoặc có thể thúc đẩy việc học tập của trẻ, giúp giáo viên tìm cách thức để tác động phù hợp và hiệu quả hơn.

- Việc tạo điều kiện cho GV tham gia học đại học và sau đại học chỉ được CBQL, GV đánh giá ở mức độ khá cụ thể:

+ Kết quả khảo sát đối với 44 CBQL ở mức khá chiếm tỷ lệ đến 48%. + Kết quả khảo sát đối với 229 GVMN ở mức khá chiếm tỷ lệ đến 42%.

=> Điều này thể hiện trên thực tế đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam tại năm học 2019 - 2020 còn 212 GV/422 GVMN có trình độ cao đẳng và trung cấp mầm non (còn 50% GV chưa tham gia học đại học), trình độ sau đại học chưa có GVMN tham gia. Nguyên nhân trong nhiều năm qua, Phòng GDĐT huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và hiệu trưởng các trường MN - MG chưa quan tâm đúng mức đến công tác nâng cao trình độ, đặc biệt là không quan tâm việc đào tạo để có trình độ sau đại học. Bên cạnh đó, một số GVMN chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học đại học và sau đại học là đế đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GV lĩnh hội được sau các lóp bồi dưỡng chuyên môn được CBQL, GV đánh giá ở mức khá cụ thể:

+ Kết quả khảo sát đối với 44 CBQL ở mức khá chiếm tỷ lệ đến 41%. + Kết quả khảo sát đối với 229 GVMN ở mức khá chiếm tỷ lệ đến 40%.

=> Với kết quả khảo sát như trên cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá chưa được Phòng GDĐT cũng như 23 trường MN - MG công lập trên địa bàn huyện Thăng Bình quan tâm như: việc tổ chức thảo luận, góp ý sau mỗi lớp bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, sau kiểm tra, đánh giá nhằm biết được khả năng nắm bắt các nội dung sau mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng … của các GV để bản thân GV cũng như CBQL của Phòng GDĐT, trường học tiếp tục bổ sung và xây dựng kế hoạch cho thời gian đến nhằm kịp thời nắm bắt, hỗ trợ chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ cho GVMN.

- Ngoài ra, việc tổ chức, động viên, khuyến khích GV thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ còn đánh giá ở mức trung bình.

+ Kết quả khảo sát đối với 44 CBQL ở mức trung bình chiếm tỷ lệ đến 36%. + Kết quả khảo sát đối với 229 GVMN ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 18%.

* Đánh giá về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

- Ưu điểm:

Việc tổ chức bồi dưỡng GV có kế hoạch, có nề nếp và đạt hiệu quả theo kế hoạch chung của Sở GDĐT. Đội ngũ GV có xác định ý thức về tự học, tự bồi dưỡng theo kế hoạch. Nội dung bồi dưỡng phù hợp, tài liệu bồi dưỡng, các phương tiện đồ dùng dạy học như máy chiếu, phương tiện nghe nhìn được chuẩn bị tốt, coi trọng thực chất. Phòng GDĐT huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã chi đạo các trường MN - MG tăng cường công tác bồi dưỡng theo chuyên đề và bồi dưỡng thường xuyên cho 100% GVMN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay cũng như theo quy định tại Chuẩn nghề nghiệp GVMN, tạo điều kiện thuận lợi cho GV được tham gia các lớp bồi dưỡng về tiếng Anh... Các kết quả trên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN một cách toàn diện về nhận thức, trang bị bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Nhược điểm:

dưỡng còn hạn chế nhất là tự học của cá nhân GV. Phương pháp bồi dưỡng của một số GV cốt cán còn hạn chế, nặng về lý thuyết, chưa gắn với thực tế. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả sau bồi dưỡng chưa được tiến hành thường xuyên. Nội dung bồi dưỡng chưa được cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình chất lượng đội ngũ của mỗi trường. Qua trò chuyện trực tiếp với GV tôi nhận thấy một bộ phận GVMN chưa xác định đầy đủ động cơ học tập, bồi dưỡng, chưa dành nhiều thời gian công sức cho việc học tập, còn đối phó, chưa tự giác, tích cực tham gia việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của bản thân đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)