Chất lượng đội ngũ GVMN các trường MN-MG huyện Thăng Bình

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 49 - 53)

10. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

2.3.3. Chất lượng đội ngũ GVMN các trường MN-MG huyện Thăng Bình

Nhằm đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 44 CBQL và 229 GVMN của 23 trường MN - MG công lập trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

40 2 2 0 0 20 22 2 0 0 24 18 2 0 0 16 24 4 0 0 10 14 20 0 0 0 8 26 10 0 10 27 7 0 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL MẦM NON

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 109 120 0 0 0 71 156 2 0 0 77 152 0 0 0 90 138 1 0 0 66 160 3 0 0 22 74 120 13 0 21 187 21 0 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GVMN Rất tốt T ốt Khá T rung bình Yếu

Biểu đồ 2.1. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL và GVMN

(Nguồn: Bảng 2.10 - Phụ lục 1)

Ghi chú:

Nội dung 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Nội dung 2: Năng lực tìm hiểu trẻ và xây dựng môi trường giáo dục trẻ Nội dung 3. Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục

Nội dung 4: Năng lực phát triển các mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Nội dung 5: Năng lực phát triển chuyên môn nghiệp vụ Nội dung 6: Trình độ ngoại ngữ

Nội dung 7: Trình độ tin học

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

bảng 2.10 (phụ lục 1) cho thấy CBQL và GVMN trên địa bàn huyện về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống được đánh giá ở mức tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao như: đối với CBQL có tỷ lệ 95,5%; đối với GVMN có tỷ lệ 100%.

+ Đội ngũ GVMN hằng năm đều được Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thăng Bình tổ chức bồi dưỡng nhiều chuyên đề về nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức nhà giáo, tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về cơ bản đội ngũ GVMN toàn huyện đã thấm nhuần các quan điểm, đường lối cách mạng, chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và của Nhà nước; được tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước; Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ; Luôn có ý thức chấp hành và vận động mọi người xung quanh thực hiện các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương. Chấp hành quy định của ngành, các quy định của nhà trường, đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, luôn trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ; Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.

- Năng lực tìm hiểu trẻ, xây dựng môi trường giáo dục trẻ; năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, phát triển các mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội và phát triển chuyên môn nghiệp vụ:

+ Tại kết quả khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình ở bảng 2.10 cho thấy: CBQL và GVMN trên địa bàn huyện đa số có năng lực tìm hiểu trẻ và xây dựng môi trường giáo dục trẻ được đánh giá cao cụ thể: đối với CBQL được đánh giá mức rất tốt và tốt đạt tỷ lệ 95,5%; đối với giáo viên được đánh giá ở mức rất tốt và tốt đạt 99%.

+ Tiêu chí về năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ; năng lực phát triển các mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội và năng lực phát triển chuyên môn nghiệp được đánh giá ở mức rất tốt và tốt cao: cả CBQL và GVMN đều đạt tỷ lệ từ 95,5% - 100% và được phân tích cụ thể qua các nội dung sau:

+ Giáo viên đảm bảo kiến thức cơ bản về GDMN như: đảm bảo kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non, kiến thức cơ sở chuyên ngành; nắm vững phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non và kể cả kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến GDMN.

+ Giáo viên có kỹ năng sư phạm như: đảm bảo được các kỹ năng lập kế hoạch giáo dục trẻ theo tuần, chủ đề, năm học; kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ; kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều …; kỹ năng quản lý lớp học, kỹ năng

giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đối với đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình từng bước được tiếp cận và áp dụng tốt. Thống kê tại bảng 2.10 cho ta thấy không có GVMN đánh giá việc ứng dụng CNTT ở mức trung bình, tỷ lệ đánh giá từ mức khá trở lên đạt 100% đây có thể nhận định rằng việc học hỏi, tiếp cận và ứng dụng CNTT của GVMN được đánh giá cao, có hiệu quả.

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 thể hiện năng lực ngoại ngữ của GVMN còn ở mức độ trung bình và khá; tỷ lệ năng lực ngoại ngữ ở mức tốt còn rất thấp. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng vừa nêu là do nhiều CBQL và GV chưa được đào tạo qua các lóp tiếng Anh cũng như chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Đối với GV lớn tuổi thì việc học tập tiếng Anh rất hạn chế. Ngoài ra, trong công tác quản lý phát triển đội ngũ GV tại Phòng GDĐT huyện Thăng Bình chưa quyết liệt trong công tác tổ chức, chỉ đạo việc tăng cường bồi dưỡng tiếng Anh cho đội ngũ để đảm bảo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT.

Nhận xét

Nhìn một cách toàn diện, cơ cấu đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đã đồng bộ ở 3 độ tuổi đời và tuổi nghề. Với cơ cấu này, đội ngũ GV đã có sự liên tục và kế thừa giữa các thế hệ, để có thể tạo ra một cơ cấu đồng bộ và hợp lý trong nhà trường. Qua các số liệu cũng cho thấy, thực trạng tại năm học 2019 - 2020 đội ngũ GVMN của huyện Thăng Bình đạt yêu cầu về chất lượng, nhất là đội ngũ GV có trình trên chuẩn chiếm tỷ lệ 74,2%. Hầu hết GV yêu nghề, gắn bó với trường lớp, tận tụy với học sinh và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Ngoài ra, qua các phong trào thi đua, các hội thi qua nhiều năm đã xuất hiện nhiều GV giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, nhiều sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng vào dạy học có hiệu quả. Nhiều cá nhân đạt chiến sĩ thi đua các cấp đã góp phần thúc đẩy đội ngũ GVMN của huyện từng bước tăng trưởng về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GDMN tại địa phương.

<=> Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ GVMN tại 23 trường MN - MG trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều hạn chế sau:

+ Số lượng GVMN của huyện vẫn còn thiếu cụ thể: tỷ lệ bình quân GV trên lớp thiếu như GV dạy nhà trẻ hiện tại chỉ được bố trí 2 GV/nhóm, GV mẫu giáo được bố trí từ 1,6GV đến 1,8GV/lớp; còn nhiều lớp bán trú chưa bố trí đủ 2,2 GV/lớp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

+ Tại năm học 2019 - 2020 còn 109 GV có trình độ Trung cấp sư phạm mầm non, chiếm tỷ lệ đến 25% chưa đảm bảo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 được quy định trình độ chuẩn đối với GVMN là Cao đẳng sư phạm GDMN.

+ Đội ngũ GVMN biên chế trúng tuyển vào đầu năm 2018 với số lượng lớn nên tuổi đời trẻ dẫn đến gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, nhất là công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, khả năng xử lý các tình huống

sư phạm chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, do mới ra trường còn quá trẻ nên một số ít GV này chưa quan tâm đến việc học tập lý luận chính trị mà chỉ chú trọng đến chuyên môn thuần túy. Chính vì vậy mà cần phải chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp để đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành qui định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN và Thông tư số 06/2019/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 4 măm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

+ Trình độ ngoại ngữ trong đội ngũ GV còn nhiều hạn chế, là một trở ngại đáng kể đối với việc tiếp cận, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

+ Số lượng GV hợp đồng còn 93 người trong đó: hợp đồng có bảo hiểm là 14 GV, hợp đồng không bảo hiểm 79 GV nên không có tính ổn định, dẫn đến chế độ chính sách cho GV mặc dù được sự quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu so với thực tế thị trường.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)