Khái quát quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 43 - 45)

10. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát quá trình khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường MN - MG công lập huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ GVMN và thực trạng quản lý, phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình theo Chuẩn nghề nghiệp, nhằm tìm ra các giải pháp hợp lý, có tính khả thi để phát triển đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp giai đoạn từ năm 2020 đến 2025.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Nhận thức của cán bộ quản lý (CBQL) và GV về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

Thực trạng và đánh giá của CBQL và GV về các giải pháp phát triển đội ngũ GVMN trong thời gian qua.

Nhận thức của các cấp quản lý và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của việc đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Đối tượng khảo sát:

+ Đối với CBQL: 44 người, gồm 02 CBQL Phòng GDMN Sở GDĐT Quảng Nam; 01 trưởng phòng GDĐT và 01 chuyên viên; 01 trưởng phòng Nội vụ và 01 chuyên viên phòng Nội vụ huyện phụ trách lĩnh vực giáo dục và 38 CBQL trường MN-MG trên địa bàn huyện;

+ Đối với giáo viên: 229 giáo viên của 23 trường MN - MG công lập trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Địa bàn khảo sát: Phòng GDĐT huyện Thăng Bình, trường MN - MG trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

2.2.4. Phương thức khảo sát

Để có được những số liệu chính xác về thực trạng phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp GVMN, tác giả luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; phương pháp quan sát sư phạm để thu thập các ý kiến của CBQL, GV; phương pháp nghiên cứu hồ sơ và phỏng vấn sâu đối với CBQL phòng GDMN Sở GDĐT Quảng Nam; phòng GDĐT, phòng Nội vụ huyện Thăng Bình. .

Ngoài ra, tác giả luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn CBQL và GVMN các trường MN - MG trên địa bàn huyện nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN hiện nay; tiến hành thu thập thông tin qua các sản phẩm quản lý của Phòng GDĐT huyện Thăng Bình, của hiệu trưởng các trường mầm non như: Kế hoạch, báo cáo, các loại hồ sơ quản lý để có cơ sở đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GVMN hiện nay theo quy định

tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành qui định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN.

2.2.5. Thời gian xử lý số liệu khảo sát

Tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2020 với số phiếu trưng cầu ý kiến được phát ra là 273 phiếu và số phiếu thu vào là 273 phiếu, số phiếu hợp lệ là 273 phiếu. Sau đó tác giả thu thập các phiếu khảo sát với những nội dung đã được trả lời, tổng hợp số liệu và phân tích số liệu đã có bằng tính các giá trị trung bình, tỷ lệ % và tổng hợp kết quả theo từng câu hỏi.

Với những số lượng có trong từng bảng tổng hợp, chúng tôi có những nhận định, đánh giá về thực trạng để khát quát thành các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN nêu trong luận văn.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)