Biện pháp 4: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 85 - 89)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng

nâng chuẩn, chuyên môn nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam theo Chuẩn nghề nghiệp

a. Mục tiêu

Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng chuẩn, nâng cao chất lượng đội ngũ được xác định là nhiệm vụ chiến lược của ngành GDĐT, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ GV, trọng tâm là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực dạy học của người GV, phương pháp dạy học, giáo dục và đạo đức tác phong theo chuẩn nghề nghiệp.

Đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý phát triển đội ngũ GV nói riêng, bởi vì qua đó nhà trường có được đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng mục tiêu tồn tại và phát triển của nhà trường cũng như yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa phát triển về chất, là vấn đề cần được các trường MN - MG quan tâm hàng đầu, đặc biệt là chú trọng hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Giải pháp này nhằm định hướng và triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN để trong thời gian tới, huyện Thăng Bình có đội ngũ GVMN có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng công tác dạy và học trên địa bàn huyện hiện nay.

Mục tiêu đối với cấp học GDMN của ngành GDĐT huyện Thăng Bình phấn đầu đến năm 2025 có 100% GVMN đạt trình độ đạt chuẩn, 80% GVMN có trình độ trên chuẩn (ĐHSP), trong đó có khoảng 3% GV cốt cán có trình độ thạc sĩ.

b. Nội dung thực hiện

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMN trong đó chú trọng đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Trên cơ sở đánh giá, phân loại GV hàng năm, gắn kế hoạch công tác đào tạo bồi dưỡng với công tác quy hoạch. Phòng GDĐT, các trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV xác định rõ nội dung đào tạo, bồi dưỡng, hình thức đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và theo chu kỳ.

Các trường căn cứ vào việc phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ để thiết lập nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của từng trường,

đặc biệt đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, tránh tình trạng ồ ạt gây khó khăn trong việc bố trí chuyên môn, phải thực hiện sao cho hạn chế thấp nhất sự xáo trộn trong mỗi cơ sở GDMN.

Với mục tiêu nên trên, phòng GDĐT lập kế hoạch, phối hợp với các trường đại học mở lớp đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn theo hình thức học tại chức để đảm bảo mục tiêu đề ra:

+ Đối với những GV hiện đang có trình độ đào tạo là Trung cấp sư phạm mầm non mà trong khi đó thời gian công tác còn chưa đến 3 năm, Phòng GDĐT Thăng Bình tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam không đào tạo những GV này, tạo điều kiện thuận lợi, phân công lao động phù hợp với trình độ đào tạo và chờ thời gian nghỉ hưu.

+ Với đội ngũ GV cốt cán đã có trong danh sách phê duyệt dự nguồn CBQL của UBND huyện cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có trình độ thạc sĩ, Phòng GDĐT tiếp tục tham mưu UBND huyện Thăng Bình hỗ trợ kinh phí đào tạo trong tổng ngân sách được giao với tỷ lệ 1% kinh phí đào tạo/tổng ngân sách sự nghiệp giáo dục được giao để động viên GV tham gia nâng chuẩn đáp ứng với việc đổi mới giáo dục hiện nay.

Khi lập kế hoạch xin tuyển dụng hàng năm, cần quan tâm đề nghị ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ĐHSP dạy mầm non để nâng tỉ lệ giáo viên trên chuẩn, vừa sử dụng được sinh viên được đào tạo chính quy có trình độ cao hơn.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Trước kia do GV còn thiếu, một bộ phận GV được tuyển dụng trước những năm 1990 với nhiều trình độ khác nhau, một số khi tuyển dụng ở trình độ trung cấp sau đi học bồi dưỡng để đạt chuẩn, do vậy năng lực nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Trong quá trình giảng dạy bộ phận GV cũng cần được tham gia các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các đợt thao giảng nhằm tiếp tục rèn dũa nghiệp vụ sư phạm. Một bộ phận GV năng lực dạy học chưa đáp ứng điều kiện hiện nay, đặc biệt để đáp ứng nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn điện phát triển GDĐT cần mở lớp nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng GV theo chương trình cụ thể.

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ

Thực hiện Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GDĐT về bồi dưỡng thường xuyên GVMN, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ GDĐT về Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GVMN, cụ thể như: Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng, các văn bản về đường lối chính sách của Nhà nước, của ngành GDĐT nhiệm vụ và kế hoạch GDĐT năm học mới; tình hình chính trị kinh tế, xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng rèn luyện phẩm chất, đạo đức tư cách nhà giáo.

Các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ theo hướng cập nhật hoá, hiện đại hoá kiến thức thức các hoạt động và đổi mới phương pháp giảng dạy. Kinh nghiệm hoạt động giáo dục, kinh nghiệm dạy học, các phương pháp dạy học mới, các biện pháp cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học, phương thức đào tạo; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là nhằm tổ chức việc học, nâng cao năng lực chuyên môn, cải tiến việc học cho trẻ trong các hoạt động và bài học hằng ngày nhằm cải thiện việc tham gia các hoạt động của trẻ, gắn trực tiếp với diễn biến của hoạt động dạy và học trong mỗi bài học minh họa với mục đích là để nhấn mạnh tính thực tế, chân thực của bài học được sử dụng trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được diễn ra liên tục qua bốn bước và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

+ Bước 1: Chuẩn bị và thiết kế bài học minh họa với mục tiêu chính là tập trung xây dựng kế hoạch cho buổi sinh hoạt chuyên môn và thiết kế bài dạy minh họa;

+ Bước 2: Thực hiện bài học minh họa và tiến hành dự giờ, quan sát diễn biến quá trình học tập của trẻ với mục tiêu chính là tập trung thu thập những bằng chứng sinh động về việc trẻ học như thế nào;

+ Bước 3: Suy ngẫm và chia sẽ về diễn biến việc học của trẻ trong bài hcoj minh họa với mục tiêu chính là tập trung việc phân tích và suy ngẫm để lý giải cặn kẽ việc học của trẻ;

+ Bước 4: Vận dụng những bài học thu được từ quan sát, trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học vào bài học hằng ngày ở các nhóm/lớp khác nhau. Và đây là bước đưa kết quả của sinh hoạt chuyên môn vào đời sống nhà trường và tiếp tục cho một chu trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tiếp theo.

Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức giáo viên đã nhận diện được tình trạng học tập của mỗi trẻ, những khó khăn, sai lầm và các yếu tổ có thể cản trở hoặc có thể thúc đẩy việc học tập của trẻ, giúp giáo viên tìm cách thức để tác động phù hợp và hiệu quả hơn.

c. Tổ chức thực hiện

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV được xây dựng theo giai đoạn 5 năm và hàng năm đối với phòng GDĐT cũng như tại các trường MN - MG, kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn được xây dựng cụ thể cho cả năm học, từng học kỳ và từng tháng.

Các trường MN – MG xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn và mỗi GV xây dựng kế hoạch cụ thể về chương trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để phê duyệt và tổ chức thực hiện. Tất cả GV đều được tham gia chương trình đào tạo và bồi dưỡng hàng năm và trong dịp hè, GV thuộc đối tượng nào

thực hiện chương trình bồi dưỡng đó.

Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng GV đảm bảo với việc lập quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ GV. Người quản lý các cấp cần tạo động lực cho GV có ý thực tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao năng lực dạy học của mỗi GV, GV cần có ý thức, cần thấy rõ học tập là nhiệm vụ suốt đời, học tập để đáp ứng nhu cầu hiện tại của mỗi giai đoạn. Đặc biệt để đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT, trong thời gian tới ngành GDĐT huyện Thăng Bình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, xây dựng các tiêu chí để GV có định hướng tự học nâng cao năng lực của mỗi cá nhân đáp ứng được yêu cầu của ngành. Từng trường MN – MG chịu trách nhiệm cụ thể hoá kế hoạch của phòng GDĐT xây dựng kế hoạch cụ thể cho trường mình và trực tiếp tổ chức thực hiện. Quản lý tổ chức việc tự học, tự bồi dưỡng của GV, sinh hoạt tổ, dự giờ, thao giảng, trao đổi, viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy. Mỗi GV xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm, đăng ký chương trình đào tạo chuẩn, trên chuẩn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN hiện nay trước tiên là phải căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp GVMN được quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT; Thông tư liên tịch Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN công lập nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của GV.

Chú trọng và thực hiện đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN cũng như đổi mới GD, trong đó:

+ Vềnội dung bồi dưỡng chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho GV, chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lý luận chính trị thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành GDĐT.

+ Về năng lực nghiệp vụ sư phạm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng GV nâng cao kiến thức về tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi, năng lực tổ chức quá trình dạy học, quá trình giáo dục, phương pháp kiểm tra, đánh giá; phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng, mỗi GV phải ý thức và tự học, tự bồi dưỡng và hoàn thiện mình, là nhiệm vụ suốt đời của nghề dạy học; đồng thời bồi dưỡng GV kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động ngoại khóa; hoạt động xã hội và kĩ năng xử lí những tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình học và chơi của trẻ.

Động viên, khuyến khích hình thức tự học, tự bồi dưỡng của GV. Kiến thức về chuyên môn ngày càng phát triển theo sự phát triển của thời đại, do vậy, việc tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân mỗi GV. Vì vậy, chỉ đạo hiệu trưởng các trường MN - MG cần có kế hoạch khơi dậy sự tự học, tự bồi dưỡng của GV và nhà trường có kế hoạch thường xuyên, liên tục tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV.

Xây dựng kế hoạch thực hiện triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học với lộ trình thực hiện theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn “xây nền”; giai đoạn 2 là giai đoạn “nâng cao”. Bởi mục tiêu của giai đoạn “xây nền” là hình thành cách dự giờ, suy ngẫm và chia sẽ để nhận ra vấn đề thực tế; với giai đoạn “nâng cao” mục tiêu đặt ra là cùng suy ngẫm, phân tích nguyên nhân, tìm giải pháp cải tiến để nâng cao chất lượng các bài học.

Chính vì vậy, để triển khai sinh hoạt chuyên theo nghiên cứu bài học, Phòng GDĐT huyện Thăng Bình cần:

+ Tập huấn để thay đổi nhận thức của đội ngũ CBQL và GV cốt cán về sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

+ Xây dựng đội ngũ cốt cán.

+ Lựa chọn và xây dựng các trường điểm thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và hỗ trợ trường điểm trong quá trình thực hiện.thiết lập cho sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

+ Xây dựng các văn bản chỉ đạo, các quy định thiết lập cho sinh hoạt chuyên môn theo.hướng nghiên cứu bài học.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)