10. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của
của việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình theo chuẩn nghề nghiệp GVMN.
a. Mục tiêu
Mọi hoạt động, muốn đạt được kết quả tốt phải bắt đầu từ nhận thức. Quá trình quản lý phát triển đội ngũ GVMN cũng vậy. Nhận thức khác nhau về quản lý phát triển đội ngũ GVMN sẽ dẫn đến quyết định khác nhau trong việc lựa chọn định hướng công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN.
Thực tiễn cho thấy, ở đâu nhận thức đúng về sự cần thiết của công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN, ở đâu nhà quản lý giáo dục quan tâm sát sao đến việc phát
triển đội ngũ GVMN thì ở đó việc triển khai kế hoạch thực hiện bảo đảm đuợc mục đích, yêu cầu, nội dung, tiến độ và đạt hiệu quả cao. CBQL các cấp phải nhận thức rằng quản lý phát triển đội ngũ GVMN không phải là biện pháp tình thế "giải nguy",
"chữa cháy" mà là việc làm có tính chiến lược, là yếu tố quyết định để nâng cao chất luợng GDĐT theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN.
Đối với CBQL, nhận thức đúng thể hiện ở thái độ và hành động của họ ở tất cả các khâu của quá trình tổ chức quản lý nhà truòng.
Đối với GV, nhận thức đứng đắn về việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN sẽ làm tăng thêm tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự học, lòng nhiệt huyết, sự tận tâm... đế từ đó góp phần đáp ứng các tiêu chí đã được quy định về chuẩn đội ngũ GVMN, đồng thời nâng cao chất luợng giáo dục trẻ trong các trường MN – MG trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại các trường MN – MG trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, vẫn còn một bộ phận CBQL, GVMN chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý, phát triển đội ngũ GVMN và sự cần thiết của công tác này. Vì vậy, nâng cao nhận thức là khâu đầu tiên, là biện pháp tiên quyết, tạo tiền đề, nền tảng cho việc thực hiện đổi mới quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
b. Nội dung thực hiện
Phòng GDĐT tiếp tục chỉ đạo, các trường MN - MG đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN, vai trò của CBQL và GV trong việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN.
Các trường tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong việc dạy và học”, đưa nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng mô hình trường học hạnh phúc" thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong các cơ sở GDMN với chỉ tiêu phấn đấu: 100% các trường triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp tục phát động các cuộc vận động và các phong trào thi đua; tiếp tục nâng cao hiệu quả việc xây dựng và triển khai hiệu quả mô hình trường học hạnh phúc, đặc biệt quan tâm bồi duỡng giáo viên hướng đến đạt các yêu cầu về năng lực và phẩm chất GV theo chuấn nghề nghiệp GVMN và Điều lệ trường mầm non;
Phòng GDĐT cấn phát huy hơn nữa việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục và các cán bộ quản lý nhà nước có liên quan tới giáo dục về tầm quan trọng của công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN; Tạo niềm tin, động lực
và khơi dậy lòng yêu nghề để đội ngũ GV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ GVMN, từ đó mỗi một cá nhân có nhu cầu tự phát triển năng lực của chính bản thân mình; Tố chức các khóa bồi duỡng năng lực đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cho CBQL truờng học để nâng cao độ tin cậy của kết quả đánh giá;
CBQL cần phải nắm vững những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nuớc. Truớc hết là các văn bản, chỉ thị, nghị quyết có tính pháp lý về GD; những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về GD hiện nay; những văn bản chỉ đạo về chuẩn nghề nghiệp GVMN; Xây dụng mỗi cơ sở GDMN thành tổ chức văn hóa lành mạnh, nghĩa là ở đó mọi nguời đối xử với nhau đầy tình thuơng và trách nhiệm, đồng thời mọi người đều thấm nhuần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bản thân và ý thức tự nguyện, tự giác trong công việc, mà trọng tâm là đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN hiện nay;
Hiệu trưởng mỗi trường MN - MG tăng cuờng giao tiếp với GV, lắng nghe và chia sẻ thành công những khó khăn và phát huy tinh thần tự giác trong mỗi GV theo những cách khác nhau tùy vào tính cách của họ để GV có thêm động lực tiếp tục thực hiện chương trình GDMN nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN theo quy định; Bồi duỡng cho GV: lòng nhân ái, tình yêu thương con nguời là cái gốc đạo lý làm người, với GV thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của GD. Tình yêu thương trẻ là điểm xuất phát mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho GV có trách nhiệm cao với công việc của mình. Các phẩm chất như tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, khoan dung, vị tha, khách quan, công minh, quan tâm chu đáo, sẵn sàng giúp đỡ trẻ là những phẩm chất cần có của GV nói chung và GVMN nói riêng;
Nhìn chung các CBQL cần bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ GVMN và nhân viên về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống dân tộc, về chủ trương đường lối, về chiến lược và tầm nhìn trong GDĐT. phải biết khơi dậy ở mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển và xác định hướng đi phù hợp.
c. Tổ chức thực hiện
Người làm công tác quản lý giáo dục phải nắm vững các văn bản có liên quan đến việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp GVMN đồng thời phải có những kiến thức thực tiễn sinh động.
Chỉ đạo các truờng MN - MG triển khai đầy đủ đến từng GV những văn bản quy định, huớng dẫn của Bộ GDĐT cũng như của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam về việc thực hiện quản lý phát triến đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Thông qua các cuộc họp định kỳ hàng tháng, hàng quý để phòng GDĐT nắm bắt tình hình thực hiện về quản lý đội ngũ GVMN của các đơn vị trường học trên địa bàn huyện, qua đó có văn bản chỉ đạo kịp thời nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học và phổ biến đến các trường MN – MG trên địa bàn toàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đến năm 2025 theo chuẩn nghề nghiệp GVMN