Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 95 - 136)

10. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Mục đích khảo nghiệm

Mục đích của việc khảo nghiệm là để khẳng định tính cấp thiết và tính khá thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

Đối tượng khảo nghiệm

Nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và thực tế điều kiện địa phương do luận văn đề xuất, chúng tôi tiến hành trung cầu ý kiến của 36 người gồm: 01 Trưởng phòng, 01 Phó Truởng phòng, 04 chuyên viên phòng GDĐT huyện và 30 cán bộ quản lý của 14 truờng MN – MG trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

Nội dung, phương pháp và kết quả khảo nghiệm

•Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm 6 biện pháp đã nêu tại mục 3.2

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về chuẩn nghề nghiệp, giáo dục ý thức, phấn đấu của đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp;

Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đến năm 2025 theo chuẩn nghề nghiệp;

Biện pháp 3. Thực hiện có hiệu quả việc tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam;

Biện pháp 4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng chuẩn, chuyên môn nghiệp đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình theo chuẩn nghề nghiệp;

Biện pháp 5. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá để sàng lọc đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình theo chuẩn nghề nghiệp;

GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

Nội dung khảo nghiệm tập trung vào hai vấn đề chính:

+ Các biện pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình hiện nay.

+ Trong điều kiện hiện tại, các biện pháp được đề xuất có khả thi đối với việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp GVMN trong bối cảnh hiện nay.

• Phương pháp khảo nghiệm

Góp phần khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất, đề tài đã trưng cầu ý kiến các đối tượng có liên quan, việc trưng cầu ý kiến được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lập 36 phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến

Trao đổi bằng bảng hỏi về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp được đánh giá theo 03 mức độ.

1. Rất cấp thiết/rất khả thi 2. Cấp thiết/ khả thi

3. Không cấp thiết/không khả thi Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra 36 người gồm: 01 Truởng phòng, 01 Phó Truởng phòng, 04 chuyên viên phòng GDĐT huyện và 30 cán bộ quản lý của 14 truờng MN – MG huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

Bước 3: Tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến của 36 người gồm: lãnh đạo phòng GDĐT, chuyên viên, CBQL, GV các trường và tiến hành phỏng vấn.

Bước 4: Thu phiếu khảo sát, xử lý phiếu, tổng họp các thông tin phỏng vấn và phân tích kết quả.

•Kết quả khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành tống hợp các phiếu trưng cầu ý kiến theo từng nội dung khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình theo chuẩn nghề nghiệp GVMN do luận văn đề xuất sau khi xử lý số liệu được thể hiện cụ thể tại Biểu đồ 3.1 và Biểu đồ 3.2.

35 1 0 36 0 0 36 0 0 28 8 0 25 9 2 30 5 1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

BẢNG KẾT QUẢ TÍNH CẤP THIẾT THEO SỐ LƯỢNG THAM GIA KHẢO SÁT Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết 97.2 2.8 0 100 0 0 100 0 0 77.7 22.3 0 69.4 27.8 5.5 83.3 14 1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

BẢNG KẾT QUẢ TÍNH CẤP THIẾT THEO TỶ LỆ THAM GIA KHẢO S ÁT

Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

31 5 0 29 7 0 28 6 2 19 15 2 24 10 2 24 10 2 0 5 10 15 20 25 30 35 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

BẢNG KẾT QUẢ TÍNH KHẢ THI THEO SỐ LƯỢNG THAM GIA KHẢO SÁT Rất khả thi Khả thi Không khả thi 86 14 0 80.5 19.5 0 77.8 16.7 5.5 52.7 41.8 5.5 66.8 27.7 5.5 66.8 27.7 5.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

BẢNG KẾT QUẢ TÍNH KHẢ THI THEO TỶ LỆ THAM GIA KHẢO SÁT

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

Từ các số liệu ở Biểu đồ 3.1 và Biểu đồ 3.2 cho thấy, các biện pháp chúng tôi đề xuất hầu hết các khách thể đều cho rằng các biện pháp phát triển đội ngũ đã đưa ra có tính cấp thiết và tính khả thi. Bởi, các biện pháp có tỉ lệ % ý kiến được hỏi nhỏ hơn 50% thì biện pháp đó được coi là không hợp lý, không khả thi. Các biện pháp có tỉ lệ % ý kiến được hỏi thỏa mãn từ 70% - 100% thì biện pháp đó có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

Qua kết quả bảng khảo sát ta thấy:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về chuẩn nghề nghiệp, giáo dục ý thức, phấn đấu của đội ngũ GVMN nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN đạt ở mức rất cấp thiết và cấp thiết là 100% và mức độ rất khả thi và khả thi là 100%. Điều này cho thấy, việc tăng cường nâng cao nhận thức cho đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới về ý nghĩa, tầm quan trọng của biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVMN là nhằm nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ, góp phần phát triển giáo dục tại địa phương nói riêng cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDMN hiện nay là thiết thực và hợp lí.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đến năm 2025 theo chuẩn nghề nghiệp ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết cũng như mức độ rất khả thi và khả thi đạt tỉ lệ khá cao là 100%. Ở đây, việc xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện theo giai đoạn 05 năm và từng năm là hết sức cần thiết nhằm xác định rõ mục tiêu để phấn đấu hoàn thành.

Biện pháp 3. Thực hiện có hiệu quả việc tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, ở biện pháp này mức độ rất cấp thiết và cấp thiết 100% và tính rất khả thi và khả thi là 94.5%. Điều này cho ta thấy công tác bổ sung và tuyển dụng giáo viên là biện pháp trước mắt và lâu dài, cần có sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành để khắc phục tình trạng thiếu GVMN hiện nay. Bên cạnh đó, để bố trí sử dụng đội ngũ GVMN cho phù hợp, thì đòi hỏi phải đảm bảo trong từng tổ, từng trường đều có các GV có kinh nghiệm giảng dạy và GV trẻ mới tuyển dụng.

Biện pháp 4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng chuẩn, chuyên môn nghiệp đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp, ở biện pháp này mức độ rất cấp thiết và cấp thiết 100% và tính rất khả thi và khả thi là 94.5% như biện pháp 3. Điều này cho ta thấy để nâng cao trình độ, tay nghề và năng lực cho đội ngũ GVMN thì các cấp QLGD phải tạo mọi thuận lợi để họ có điều kiện, thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó để thực hiện tốt chương trình GDMN mới hiện nay thì đòi hỏi đội ngũ GVMN phải đổi mới phương pháp dạy học, lấy trẻ làm trung tâm, điều này nhằm phát huy năng lực, hứng thú tham gia các hoạt động của trẻ. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GVMN, tự bồi dưỡng đóng vai trò rất quan trong trọng trong công tác NDCSGD trẻ trong trường mầm non.

Biện pháp 5: Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá để sàng lọc đội ngũ GVMN được đánh giá mức độ rất cấp thiết và cấp thiết cũng như mức độ rất khả thi và khả thi đều đạt tỉ lệ khá cao 94.5%. Điều này cho thấy, để đạt được các yêu cầu theo quy định tại chuẩn nghề nghiệp thì công tác kiểm tra, đánh giá cũng phải đổi mới và đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện. Phải biết phối họp giữa kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu đổi mới GD hiện nay.

Biện pháp 6: Xây dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho đội ngũ GVMN, ở biện pháp này mức độ đạt ở mức rất cấp thiết và cấp thiết là 97.4% và mức độ rất khả thi và khả thi là 94.5% bởi, môi truờng làm việc tốt là điều kiện để GVMN an tâm công tác và cống hiến hết mình cho sụ nghiệp “ trồng nguời”.

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, hy vọng đề tài này là tài liệu tham khảo giúp cho những nguời làm công tác quản lý tại phòng GDĐT cũng như tại các trường MN – MG để có thể nghiên cứu và vận dụng vào trong quá trình quản lý phát triển đội ngũ GVMN tại đơn vị mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN hiện nay theo quy định của Bộ GDĐT.

Tiểu kết chương 3

Từ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GVMN được trình bày ở chương 1, thông qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý và GV về thực trạng phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được trình bày ở chương 2 và dựa vào các nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình, chúng tôi đưa ra 6 biện pháp phát triển đội ngũ GVMN. Đây là những biện pháp bổ sung thêm cho các biện pháp mà huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện.

Qua kết quả khảo nghiệm các ý kiến cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi, phù hợp với yêu cầu trước mắt và lâu dài khi chúng ta đang tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN. Vì vậy các biện pháp chúng tôi đã đưa ra để phát triển đội ngũ GVMN ở trên là rất phù hợp, đáp ứng được lòng mong mỏi của đội ngũ CBQL và GVMN. Tuy nhiên để các biện pháp đó thực sự có hiệu quả, các cấp quản lý GDMN phải biết vận dụng, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ linh hoạt mềm dẻo các biện pháp, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Mặt khác cần phải có sự chỉ đạo, thống nhất từ Phòng GDĐT đến các cơ sở GDMN; sự hưởng ứng thực hiện một cách tích cực, tự nguyện của đội ngũ GVMN thì chắc chắn các biện pháp này sẽ giúp cho các cấp quản lý GD bồi dưỡng nhằm phát triển đội ngũ GVMN cả nước nói chung và huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nói riêng.

KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Mỗi một quốc gia phát triển đều dựa vào ba nguồn lực cơ bản đó là: Nhân lực; vật lực và tài lực, trong đó nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng nhất. Trong văn kiện của Đảng, vai trò của giáo dục được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đều xác định là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của đất nước thì GDĐT luôn là con đường cơ bản để chuẩn bị con người tạo nguồn lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhiệm vụ của ngành GDĐT là đào tạo ra những con người có kiến thức, kỹ năng, khỏe mạnh về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức và có khả năng học tập để lĩnh hội tri thức ở từng cấp học. Nhà trường phải chuẩn bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để vào lớp một ở trường phổ thông, cũng như sau này thực hiện nghĩa vụ của một công dân hữu ích cho xã hội.

Phát triển đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng đáp ứng chuẩn nghề ngiệp GVMN có ý nghĩa quan trọng, là hoạt động có tính khoa học, có mối quan hệ, tác động của nhiều yếu tố từ công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đến việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên. Do vậy, việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN cần phải được quan tâm, nếu không sẽ không đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN hiện nay. Luận văn đã xác định cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề quản lý phát triển đội ngũ GVMN làm cơ sở để khảo sát thực trạng ở địa bàn nghiên cứu.

Từ khung lý luận, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVMN và thực trạng quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam; phân tích, đánh giá xác định rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Thăng Bình đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Để quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng Bình đáp ứng chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi các CBQL cần áp dụng đồng bộ những biện pháp phù hợp, khả thi, trong đó quan tâm việc công tác tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá giáo viên. Chính vì vậy, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Thăng bÌnh, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN, cụ thể: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp; Xây dựng kế hoạch; Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ GVMN; Bố trí, sử dụng đội ngũ GVMN hợp lý, hiệu quả; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVMN; Xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của GV với nhà trường nhằm phát triển đội ngũ. Kết quả khảo nghiệm cho cho thấy

các biện pháp trên được đánh giá là rất cần thiết và đảm bảo tính khả thi cao. Các biện pháp có mối quan hệ tác động, hỗ trợ lẫn nhau và có tính khoa học, hệ thống, phù họp với điều kiện thực tế địa bàn nghiên cứu hiện nay. Nếu áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN hiện nay.

KHUYẾN NGHỊ

1. Đối vói UBND tỉnh Quảng Nam

Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với GVMN còn không quá 5 năm

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 95 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)