Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVMN

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 35 - 36)

10. Cấu trúc luận văn

1.4. Các nội dung quản lý phát triển đội ngũ GVMN

1.4.3. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVMN

Đánh giá nhân lực là một chức năng quan trọng trong quản lý nhân lực. Mục tiêu của đánh giá nhân lực là: cải tiến sự thực hiện nhiệm vụ của nguời lao động và giúp cho chủ thể quản lý có thể đưa ra đuợc các quyết định quản lý nhân lực đúng đắn như: đào tạo và phát triển, đề bạt, bổ nhiệm, khen thuởng, kỉ luật, ... Để đánh giá nhân lực cần thiết lập một hệ thống đánh giá với các yếu tố cơ bản như: Thực tế thực hiện nhiệm vụ; đánh giá thực hiện nhiệm vụ; thông tin phản hồi đối với nguời lao động.

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và thu thập thông tin về con nguời nói chung. Nói cách khác đó là sự thu thập các bằng chứng về các hoạt động mà nguời giáo viên phải làm với tư cách nhà giáo, công dân, trên cơ sở đó đưa ra đuợc những nhận xét nhằm giúp giáo viên tiến bộ, đồng thời nhà trường hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Trong công tác quản lý trường mầm non, kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Hiệu trưởng kiểm tra mọi hoạt động trong nhà trường cũng chính là kiểm tra hoạt động quản lý của mình. Qua việc kiểm tra giúp hiệu trưởng nắm được đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của cán bộ giáo viên, phát hiện những lệch lạc thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn nhằm nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Mặt khác, việc kiểm tra có tác động đến hành vi cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, đảm bảo sự ổn định và phát triển. Trong quá trình quản lý, người điều hành có quyền nhận xét, đánh giá hiệu quả công việc của giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường. Khi nhận xét, đánh giá công việc của người thừa hành, hiệu trưởng có quyền đề nghị cấp trên khen thưởng hoặc kỷ luật theo đúng Điều lệ về kỷ luật lao động của Nhà nước. Người hiệu trưởng có quyền dự nguồn, đưa vào quy hoạch, tham mưu với Phòng GDĐT về việc bổ nhiệm phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, những người giúp hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ nhà trường. Do vậy, hiệu trưởng cần lựa chọn những người có năng lực, thống nhất quan điểm, tâm đầu ý hợp trong công tác quản lý điều hành công việc.

Một phần của tài liệu Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Các Trường Mầm Non Công Lập Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam Theo Chuẩn Nghề Nghiệp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)