10. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về quản lý phát triển đội ngũ GVMNtheo Chuẩn nghề nghiệp
1.3.2. Những yêu cầu chung đối với việc phát triển đội ngũ GVMN
Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 đã nhấn mạnh 2 giải pháp mang tính chất đột phá là “Đổi mới quản lý giáo dục” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 1 triệu nhà giáo các cấp đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác quản lý giáo dục. Phần lớn các thầy giáo, cô giáo là những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động nên hiện nay trong đội ngũ nhà giáo xuất hiện nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục. Trong bối cảnh chung như đã nêu trên mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục muốn duy trì và phát triển chất lượng giáo dục nhất thiết cần có những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên.
a. Đảm bảo đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định
Số lượng GVMN cần phải đáp ứng đủ cho các nhà trường theo quy định tại điểm
Quản lý nguồn nhân lực
Giáo dục và đào tạo
Sử dụng nguồn nhân lực
Tạo môi trường thuận lợi cho nhân
lực phát triển
- Giáo dục, đào tạo - Bồi dưỡng - Tự bồi dưỡng - Tuyển dụng - Bố trí, sử dụng - Đánh giá - Đề bạt - Sàng lọc
- Môi trường làm việc - Môi trường sống - Môi trường pháp lý - Các chính sách đãi ngộ
d, khoản 1, Điều 19, Văn bản Hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường mầm non, cụ thể: “Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 01 giáo viên phụ trách chính.
* Tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập:[15]
- Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định là: Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ; Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ; Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ; Lớp mẫu giáo 3 tuổi đến 4 tuổi: 25 trẻ; Lớp mẫu giáo 4 tuổi đến 5 tuổi: 30 trẻ; Lớp mẫu giáo 5 tuổi đến 6 tuổi: 35 trẻ thì định mức GVMN được xác định như sau:
+ Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp; + Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.
- Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định trên thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
+ Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 - 6 tuổi.
- Đối với nữ giáo viên còn trong độ tuổi sinh con (chưa sinh từ 1 đến 2 con) số thời gian nghỉ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương để trả cho người trực tiếp dạy thêm.
b. Đảm bảo chất lượng giáo viên mầm non
- Tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành qui định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN[12]
+ Người GVMN phải đảm bảo phẩm chất nhà giáo, tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
+ Người GVMN phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình GDMN.
+ Người GVMN phải biết xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.
+ Người GVMN phải tham gia tổ chức, thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.
+ Người giáo viên mầm non phải biết sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tại Điều 67, Mục 1: Vị trí, vai trò, tiêu chuẩn nhà giáo, Chương IV Luật giáo dục 2019 quy định nhà giáo phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
+ Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
+ Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
+ Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; + Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
- Tại Điều 72, Mục 3: Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, Chương IV Luật giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm non có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
c. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non
- Cơ cấu hợp lý về độ tuổi:
+ Việc phân tích giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi đảm bảo tính liên tục và kế thừa, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo và bổ sung.
+ Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi trẻ mầm non thì đòi hỏi người giáo viên mầm non phải trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết, tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin, phương pháo dạy học hiện đại, có hướng phấn đấu, tinh thần ham học hỏi ... Bên cạnh đó cũng không thể thiếu một bộ phận giáo viên có thâm niên công tác, có trình độ tay nghề cao để làm điểm tựa cho giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường nhằm mục đích phát triển tay nghề trong đội ngũ GVMN nói chung.
- Cơ cấu hợp lý theo địa bàn: Hệ thống trường, điểm trường và lớp trên địa bàn huyện Thăng Bình được phân bổ 22/22 xã, thị trấn/28 trường mầm non, mẫu giáo, do đó việc cân đối giữa giáo viên người của địa phương đó và với giáo viên được tuyển dụng từ nơi khác đến là rất quan trọng và cần phải đặc biệt quan tâm, điều đó sẽ giúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác, làm tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và luôn nổ lực phấn đấu tại chính địa phương mình.
- Cơ cấu hợp lý về trình độ: Cơ cấu đội ngũ GVMNtheo trình độ đào tạo chính là sự phân chia giáo viên theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của GVMN hiện nay là Trung cấp sư phạm mầm non; Cao đẳng sư phạm mầm non; Đại học sư phạm mầm non; Thạc sĩ. Xác định được một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng chính là biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng đạt chuẩn và trên chuẩn tại Điều 72, Luật giáo dục 2019 để đáp ứng có đội ngũ GVMN trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giữ
vai trò cốt cán trong việc tổ chức, hướng dẫn công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.
Sự cân đối về cơ cấu của đội ngũ GVMN sẽ là động lực, là điều kiện để phát triển cấp học GDMN trong địa bàn nhất định. Nó góp phần tạo ra sự ổn định về tâm lý giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng công tác .
d. Tính đồng thuận của đội ngũ
Tính đồng thuận được đặc trưng bởi sự tôn trọng lẫn nhau, bởi sự chia sẻ các giá trị công việc, bởi sự hợp tác và giao tiếp trò chuyện chuyên biệt, cụ thể về việc dạy học. Khi tình đồng nghiệp phát triển cao, văn hoá không chính thức liên kết với các chuẩn mực xã hội sẽ nổi trội trong nhà trường.
Bởi vậy, tính đồng thuận của đội ngũ là tạo được môi trường thuận lợi, đồng thuận cao nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học của đơn vị. Phẩm chất và năng lực của GVMN trong giai đoạn hiện nay được quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành qui định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN gồm các phẩm chất và năng lực sau:
+ Về phẩm chất nghề nghiệp là luôn rèn luyện đạo đức nghề nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. + Về năng lực của GVMN là nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình GDMN; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là tham gia tổ chức, thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.[12]
Tóm lại: Việc phát triển đội ngũ GVMN phải đảm bảo đạt được các tiêu chí về Chuẩn nghề nghiệp GVMN theo quy định của Bộ GDĐT và đây cũng chính là những nội dung cơ bản của công tác phát triển đội ngũ GVMN hiện nay.