10. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát tình hình Kinh tế Xã hội và GDĐT huyện Thăng Bình tỉnh Quảng
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
2.1. Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội và GDĐT huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam Quảng Nam
2.1. Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội và GDĐT huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam Quảng Nam theo địa giới tỉnh Quảng Nam hiện nay thì Thăng Bình nằm ở trung độ. Thăng Bình có thị trấn Hà Lam, là huyện lỵ cách Thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ 25 km về phía bắc, cách Phố cổ Hội An theo đường dọc biển chưa đầy 10 km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ, phía tây giáp huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, phía đông giáp biển Đông. Diện tích đất đai toàn huyện là 412,25 km2, dân số là 181,610 người, mật độ dân số 441 người/km2.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Về kinh tế:
Tình hình kinh tế của huyện Thăng Bình chủ yếu là nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của cấp trên nên tinh hình kinh tế của huyện đã tiến triển rõ nét: Tổng giá trị sản xuất ngành kinh tế là 11.192 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng đạt 76,29% so với chỉ tiêu nghị quyết 2019 (Nghị quyết đề ra 10,5%). Cơ cấu giữa các ngành kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ đảm bảo.
b. Về văn hóa, xã hội:
Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều thành tựu nổi bật, một số vấn đề lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác chỉ đạo giảm nghèo và rà soát hộ nghèo, cận nghèo của huyện luôn được quan tâm, chú trọng.
2.1.3. Khái quát tình hình ngành GDĐT và GDMN của huyện
a. Tình hình chung về Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, trong năm qua, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thăng Bình đã đạt được những kết quả quan trọng sau:
Năm học 2019-2020, toàn huyện có 83 trường học (28 trường mầm non - mẫu giáo (MN-MG): công lập: 23, tư thục: 5; 29 trường tiểu học; 21 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông). Mạng lưới trường lớp được xây dựng một cách hợp lý, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Công tác dạy, học được đảm bảo; công tác phổ cập giáo dục được quan tâm. Công tác quy hoạch mạng