ĐVT: %
Tiêu chí Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp
Nội dung thi tuyển 86,32 10,53 3,16
Chính sách ưu đãi người tài 80 13,68 6,32
Hồ sơ thi tuyển 77,89 7,37 13,68
Cách thức lựa chọn 81,05 9,47 9,47
Khác 83,16 12,63 4,21
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Cách tuyển công chức trên đại bàn huyện Tiên Du được tiến hành theo quy định. Năm 2016 thiếu 3 biên chế, Huyện ủy có thành lập hội đồng sơ tuyển gồm đồng chí Phó Bí thư thường trực làm Chủ tịch hội đồng và các thành viên gồm lãnh đạo Ban tổ chức, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, đảng ủy cơ quan, công đoàn cơ quan. Hội đồng có trách nhiệm sơ tuyển ưng viên dự tuyên
qua hồ sơ, xem xét khả năng đáp ứng công việc định giao nếu đủ điều kiện đề nghị tiếp nhận.
Về chính sách tuyển dụng hiện nay, về nội dung thi tuyển nhìn chung theo đánh giá của các công chức thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ cán bộ đánh giá rất phù phù hợp là 86,32%, chưa phù hợp chỉ chiếm 3,16%. Việc thi tuyển công chức được thực hiện công khai. Với các phần thi như tin học thi trắc nghiệm, làm bài thi viết đối phần thi kiến thức chung và kiến thức chuyên môn phản ánh được yêu cầu tuyển dụng của huyện. Về chính sách ưu đãi người tài đã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ cán bộ cho rằng công tác này của huyện rất phù hợp lên tới 80%, ý kiến cho rằng chưa phù hợp chỉ có 6,32%. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ cho rằng việc xét hồ sơ thi tuyển chưa được dân chủ, công bằng lên tới 13,68% và cách thức lựa chọn ứng tuyển chưa phù hợp là 9,47%.
Trong thực tế việc tuyển dụng cán bộ, công chức còn nhiều vấn đề vướng mắc chưa thể tháo gỡ như việc con em trong ngành vẫn được ưu tiên hơn, tuyển cán bộ, công chức còn dựa trên tình cảm cá nhân, mối quan hệ quen biết… dẫn đến nhiều tiêu chí không đảm bảo. Bên cạnh đó việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức vẫn chú trọng đến bằng cấp và kiến thức về quản lý Nhà nước nói chung, nội dung thi tuyển chưa thực sự phù hợp, chưa thực sự quan tâm đến năng lực, kỹ năng xử lý vấn đề của người được tuyển dụng; chất lượng đào tạo của một số trường chưa cao, chưa gắn lý luận với thực hành cho nên chất lượng chuyên môn của công chức, viên chức sau khi được tuyển dụng còn hạn chế. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm còn nặng nề về bằng cấp mà chưa có cơ sở đánh giá năng lực chuyên môn thực tiễn.