Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh

4.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nhằm giúp cán bộ, công chức mở rộng sự hiểu biết, nắm bắt thêm nhiều kiến thức mới thì công tác đào tạo bồi dưỡng cần được quan tâm thực hiện liên tục trong suốt quá trình công tác. Cùng với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập, công tác cán bộ nói chung và công tác quy hoạch cán bộ đóng vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Yêu cầu trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi cán bộ, công chức phải được học tập, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức… nhằm đáp ứng mọi nhiệm vụ đặt ra hiện nay.

Đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ đó nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc của cán bộ, công chức. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở thì đào tạo, bồi dưỡng là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất giúp nâng cao trình độ. Lập kế hoạch đào tạo trên cơ sở xác định đúng nhu cầu, gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ.

Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng có trình độ, có phẩm chất tốt và có năng lực là một nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của hệ thống chính quyền cơ sở nước ta hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo.

Mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo về số lượng, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trên từng lĩnh vực công tác. Do đó cần bồi dưỡng theo tiêu chuẩn quy định và chức danh đang đảm nhận tới 100% cán bộ, công chức, trước tiên là cán bộ lãnh đạo, quản lý do Huyện ủy quản lý; cán bộ, công chức cần được bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn quy định, có khả năng ứng dụng

tin học trình độ A trở lên, trong đó có trên 50% đạt trình độ tin học nâng cao B. Song song với công tác quy hoạch cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đạt chuẩn về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, những kiến thức cơ bản về công vụ, cập nhật những chủ trương chính sách mới cho từng chức danh cán bộ, công chức. Đào tạo gắn với nhu cầu, xác định mục tiêu, nội dung cần đào tạo, đào tạo lại theo mục tiêu và theo chuyên đề nhằm tránh sự lãng phí, đồng thời đáp ứng được nhu cầu nảy sinh từ thực tiễn; trú trọng đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu.

Nhiều cán bộ, công chức có thâm niên, có kinh nghiệm thực tiễn song lại thiếu các kỹ năng cần thiết trong môi trường công tác. Quá trình hội nhập kinh tế và xã hội đang diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức dần phải hình thành những phương pháp tư duy chiến lược, phương pháp tiếp cận và năng lực thực tiễn trong thực thi công vụ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là những người trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị, cơ sở mình phụ trách nên các kỹ năng mà người cán bộ cần phải có bao gồm:

Để đạt được mục đích đào tạo, bồi dưỡng mang lại hiệu quả là nhằm để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thì công tác đào tạo, bồi dưỡng phải thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu sau:

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải theo quy hoạch, kế hoạch gắn với việc sử dụng. Thực hiện tốt nội dung này sẽ đạt được hai mục tiêu: Một là tránh được lãng phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hai là, đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch sẽ gắn với mục đích sử dụng nguồn nhân lực này. Điều này sẽ tạo ra động lực khuyến khích cán bộ, công chức nhiệt tình, hăng say học tập vì họ biết những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng sẽ được vận dụng, họ sẽ được trọng dụng vào một vị trí công tác mới hay đơn giản là họ được sử dụng các kiến thức mình được trang bị vào mục đích nhất định.

- Nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của công việc, của vị trí công tác. Điều này có nghĩa là ở vị trí công tác đó cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nào, công việc đòi hỏi trình độ nào thì bồi dưỡng kiến thức với trình độ tương đương.

- Chế độ đối với người đi học: Ngoài tiền học phí, tài liệu được Nhà nước đài thọ thì Nhà nước cũng cần hỗ trợ thêm một cách phù hợp để động viên, khuyến khích người đi học vì ngoài khoản được đài thọ, họ còn phải tự trang trải

về tiền đi lại, sinh hoạt…

- Cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thông qua việc kiểm tra, đánh giá công việc hoạt động thực tiễn của người được đi đào tạo, bồi dưỡng để từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của chúng để nâng cao chất lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)