Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Du

- Vị trí địa lý là một lợi thế rất lớn của huyện Tiên Du trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong những năm gần đây, hoà chung với sự phát triển của cả nước nhân dân huyện Tiên Du dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và UBND huyện đã biết phát huy những lợi thế, tranh thủ thời cơ, vượt qua được những khó khăn thách thức đã giành được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực

- Kinh tế phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần; an ninh chính trị ổn định. - Trong phát triển kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng phát triển ổn định ngành nông nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng phát triển nhanh chóng, góp phần tăng trưởng kinh tế. Với môi trường làm việc trên, lề lối làm việc và tư duy của đội ngũ cán bộ từng ngày hiện đại hơn, tư duy kinh tế thị trường.

- Cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong huyện sử dụng thành thạo tin học văn phòng, ứng dụng vào thực tế công việc chuyên môn. 100% các cán bộ có bằng cấp tiếng anh, tuy nhiên do tính chất công việc ít tiếp xúc với các đối tác nước ngoài nên trình độ ngoại ngữ cũng bị hạn chế.

- Cơ cấu kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản, cơ cấu lao động chuyển dịch tương đối ổn định; tuy nhiên dân cư ở khu vực nông thôn có thu nhập chưa cao.

- Nguồn lao động của huyện Tiên Du khá dồi dào nhưng lại thiếu lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để tham gia các hoạt động kinh tế có công nghệ tiên tiến.

Chính những điều kiện KT-XH của Tiên Du đã tác động không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ huyện. Từ đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện là một việc làm cấp thiết đối với các cấp, các ngành trong huyện, tỉnh. Một trong những việc cần làm đó là chú trọng đào tạo và thu hút những công chức có trình độ cao ở các ngành mũi nhọn ở trung ương và các các tỉnh

khác về Tiên Du công tác, cụ thể là các ngành: Tài chính, ngân hàng, kinh tế, khoa học kỹ thuật…để đáp ứng yêu cầu mới đảm bảo cho sự phát triển của tỉnh trong tình hình hiện nay và cho những năm tới.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Tiên Du có 31 cơ quan, đơn vị trực thuộc Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Trong những năm qua trên tất cả các phương diện đời sống kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du có nhiều chuyển biến tích cực góp phần làm cho đời sống cán bộ và nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao, tuy nhiên sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện.

Trong đó có nhiều nguyên nhân, một trong số đó có nguyên nhân đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện của huyện nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đó là một trong những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của huyện, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu đưa huyện trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020.

Với những lý do nêu trên và là một cán bộ công tác tại huyện, tôi chọn các cơ quan, đơn vị thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh làm địa điểm nghiên cứu với mong muốn góp phần lý luận với Huyện ủy, UBND huyện về việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của huyện trong những năm tới.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo, Nghị quyết của Bộ Nội vụ, của tỉnh Bắc Ninh, của huyện Tiên Du.

Các tài liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu được thu thập ở các phòng ban của Huyện ủy, UBND huyện và thông qua các báo cáo, thống kê tình hình kinh tế xã hội hằng năm của huyện.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của huyện và người dân địa phương. Đây sẽ là những căn cứ thực tế nhất nhằm đánh giá và phản ánh được thực tế của địa phương, góp phần hoàn thiện hơn một số lý luận về nâng cáo chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện.

* Cán bộ lãnh đạo cấp huyện: 95 người

* Cán bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện: 56 người * Người dân trên địa bàn: 60 người

Việc điều tra, khảo sát thử được tiến hành trước khi xây dựng phiếu điều tra với những đối tượng, nội dung tương tự. Qua điều tra có sự tham khảo, điều chỉnh và về nội dung cho phù hợp, sát thực nhất trước khi tiến hành điều tra chính thức trên diện rộng nhằm đem lại chất lượng cao cho quá trình thực hiện đề tài. Những nội dung chính của phiếu điều tra phù hợp đối với từng nhóm đối tượng.

- Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách của Tỉnh ủy Bắc Ninh: phỏng vấn một số lãnh đạo Tỉnh ủy, cán bộ phụ trách huyện Tiên Du về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Huyện ủy và UBND huyện; nhận xét của họ về các lĩnh vực mà cán bộ cấp huyện cần được đào tạo.

- Điều tra cán bộ lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Tiên Du

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát gồm: tuổi, giới tính, đơn vị công tác, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện về chất lượng đội ngũ trưởng, phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể của Huyện theo các tiêu chí như trình độ, năng lực công tác, đạo đức, lối sống, khả năng đáp ứng công việc được giao và nhận xét của họ về các lĩnh vực mà cán bộ cấp huyện cần được đào tạo. Đây vừa là kênh thông tin nhằm đánh giá khách quan đội ngũ cán bộ vừa là nơi sẽ có những đóng góp hữu hiệu vào việc làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện ngày càng tốt hơn.

- Điều tra cán bộ là trưởng, phó các các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát gồm: tuổi, chức vụ công tác, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, quá trình đào tạo và bồi dưỡng của bản thân, nguyện vọng và nhu cầu cần đào tạo... của mỗi cán bộ được điều tra.

- Điều tra cán bộ lãnh đạo một số bộ phận chuyên môn các xã, thị trấn

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát gồm: tuổi, chức vụ công tác, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Đánh giá của mình về cán bộ lãnh đạo cấp huyện theo các tiêu chí phẩm chất, năng lực, chuyên môn và các kỹ năng.

- Điều tra người dân

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa; đánh giá của mình về cán bộ lãnh đạo cấp huyện theo các tiêu chí:

trình độ, năng lực công tác, đạo đức, lối sống, khả năng đáp ứng công việc... Đây là những ý kiến phản biện xã hội rất có hiệu quả trong công tác đánh giá khả năng hay mức độ giải quyết công việc của mỗi người cán bộ.

Các số liệu này sẽ giúp cho người nghiên cứu hiểu sâu hơn những tâm tư người dân về bản chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện hiện nay, từ đó định hướng và đề ra được giải pháp hay để giải quyết những vấn đề tồn tại hiện nay.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng cán bộ lãnh đạo và thực trạng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo…

Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị và các hình nhằm phản ánh kết quả của thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo những năm qua.

* Phương pháp phân tổ thống kê

Trong qua trình nghiên cứu tác giả tiến hành phân nhóm các cán bộ có trình độ năng lực tương đồng vào một tổ sau đó tiến hành điều tra mẫu.

* Phương pháp so sánh

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các năm (theo đánh giá của Tỉnh ủy và Huyện ủy) để so sánh, đối chiếu một cách tương đối chất lượng cán bộ của huyện và so sánh với các địa phương. So sánh bằng số liệu cụ thể thể hiện kết quả của năm sau với năm trước để đánh giá được chất lượng cán bộ, thấy được những ưu điểm và nhược điểm từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ một cách hợp lý.

* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

Trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực tổ chức cán bộ... từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn một số lãnh đạo Tỉnh ủy, cán bộ phụ trách huyện Tiên Du về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Huyện ủy và UBND huyện; nhận xét của họ về các lĩnh vực mà cán bộ cấp huyện cần được đào tạo.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

trước khi tổng hợp.

- Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm EXCEL để tính toán số liệu, tỷ lệ %, vẽ bảng biểu minh họa.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu về số lượng và cơ cấu cán bộ

- Số lượng và cơ cấu cán bộ theo độ tuổi - Số lượng và có cấu cán bộ theo giới tính

- Số lượng và cơ cấu cán bộ theo thâm niên công tác - Số lượng và cơ cấu cán bộ theo nguồn cán bộ

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về chất lượng

- Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý Nhà nước, các kỹ năng để giải quyết công việc.

+ Số lượng và tỷ lệ cán bộ có trình độ văn hóa + Số lượng và tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn + Số lượng và tỷ lệ cán bộ có trình độ quản lý Nhà nước + Số lượng và tỷ lệ cán bộ có trình độ kỹ năng mềm

- Số lượng và tỷ lệ cán bộ có phẩm chất chính trị và đạo đức - Số lượng và tỷ lệ sức khỏe của đội ngũ cán bộ

- Mức độ tín nhiệm của người dân đối với cán bộ - Phẩm chất đạo đức chính trị của người cán bộ

- Khả năng đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong thực hiện công việc

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân

- Yếu tố khách quan: + Chế độ chính sách

+ Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, tuyển dụng cán bộ + Công tác sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

+ Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá phân loại cán bộ + Điều kiện, môi trường làm việc

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HUYỆN TIÊN DU 4.1.1. Thực trạng số lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện Tiên Du 4.1.1. Thực trạng số lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện Tiên Du

Sau nhiều năm, trải qua nhiều thử thách và rèn luyện, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của huyện đã từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lớp cán bộ lãnh đạo mới được tuyển dụng được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các phòng ban. Lớp cán bộ lãnh đạo trưởng thành trong quá khứ có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của huyện được phân thành 2 khối lớn: khối đảng, đoàn thể và khối các cơ quan hành chính NN (QLNN) (bảng 4.1).

Tổng số cán bộ lãnh đạo khối Đảng, đoàn thể trong giai đoạn 2015- 2017 không có sự biến động, với số lượng là 36 người.

Khối cơ quan Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo toàn huyện. Năm 2015, tổng số cán bộ lãnh đạo là 56 người và đến năm 2016 - 2017 bắt đầu nhiệm kỳ khóa 2016 - 2021 thì số lượng cán bộ là 59 người tăng lên 3 người, tương đương với mức tăng là 105,0%.

Trong những năm gần đây, số lượng cán bộ lãnh đạo tăng lên do trong nhiệm kỳ các phòng ban khối cơ quan Nhà nước nghỉ chế độ, cụ thể là ở cán bộ ở phòng Nội vụ (năm 2015 có 3 người), đến giai đoạn 2016 - 2017 là 4 người (tăng 133,33%); khối đơn vị sự nghiệp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên năm 2015 có 5 người; đến giai đoạn 2016 - 2017 là 6 người (tăng 120,0%). Như vậy, trước tình hình khối lượng công việc nhiều do chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước tăng lên, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 Uỷ ban nhân dân huyện đã chủ động bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các phòng ban để đảm bảo để đáp ứng yêu cầu của tổ chức và nhân dân.

Bảng 4.1. Số lượng cán bộ lãnh đạo của huyện Tiên Du giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người

STT Diễn giải 2015 2016 2017 So sánh (%)

2016/2015

I Khối Đảng+ Đoàn thể 36 36 36 100

1. Thường trực Huyện uỷ 2 2 2 100

2. Văn phòng Huyện uỷ 3 3 3 100

3. Ban Tổ chức Huyện uỷ 3 3 3 100

4. Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ 3 3 3 100

5. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ 3 3 3 100

6. Trung tâm BDCT 3 3 3 100

7. Ban Dân vận Huyện uỷ 3 3 3 100

8. MTTQ huyện 3 3 3 100

9. Huyện Đoàn 3 3 3 100

10. Hội LHPN huyện 3 3 3 100

11. Hội Nông dân huyện 3 3 3 100

12. Hội CCB huyện 2 2 2 100

13. Liên đoàn lao động 2 2 2 100

II Quản lý Nhà nước 40 42 42 105,00 1. TT HĐND 4 4 4 100 2. TT UBND 3 3 3 100 3. VP UBND - HĐND 3 3 3 100 4. Phòng Tài chính Kế hoạch 2 3 3 150 5. Phòng Kinh tế hạ tầng 4 4 4 100 6. Phòng Nội vụ 3 4 4 133,33 7. Phòng LĐTB&XH 4 4 4 100 8. Phòng Tư pháp 2 2 2 100 9. Phòng NN&PTNT 2 2 2 100 10. Phòng TN&MT 2 2 2 100

11. Thanh tra Huyện 3 3 3 100

12. Phòng Y tế 1 1 1 100

13. Phòng Văn hóa & Thông tin 4 4 4 100

14. Phòng Giáo dục & Đào tạo 3 3 3 100

III Đơn vị sự nghiệp 16 17 17 106,25

1. Trạm Khuyến nông 3 3 3 100

2. Đài Phát thanh 2 2 2 100

3. Trung tâm VHTT 3 3 3 100

4. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp,

Giáo dục thường xuyên 5 6 6 120,0

5. Ban QL các dự án và xây dựng 3 3 3 100

Tổng 92 95 95 103,26

4.1.2. Cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp huyện phân theo độ tuổi và giới tính

Kết quả về cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp huyện phân theo độ tuổi và giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)