Vai trò nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Vai trò nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ, luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí hàng đầu trong các công tác của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (Hồ Chí Minh, 2011). Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo ở cơ sở có năng lực, trình độ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, có lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã đề ra 3 đột phá chiến lược, trong đó có “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Chiến lược chỉ rõ: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chiến lược nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn.

Trong quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ cũng đề ra các quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; phát triển nhân lực Việt Nam phải gắn liền với yêu cầu hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực nhằm bảo đảm nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ, đáp ứng yêu cầu nhân lực, thực hiện thành công đường lối CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh

vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh quốc tế; đồng thời nêu ra được những giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo chuẩn mực khu vực và từng bước tiến tới chuẩn mực quốc tế.

Như vậy, để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước.

Cán bộ lãnh đạo cấp huyện là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị, có nhiệm vụ hoạch định các chính sách, đưa các chính sách và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn và tiếp thu nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ảnh kịp thời với cấp trên. Giúp cho Đảng và Nhà nước đề ra được những chủ trương, chính sách sát với thực tiễn.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện nói riêng là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính trị, là một trong những nguồn nhân lực quan trọng trong việc thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện là một trong những đội ngũ chủ yếu trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức QLNN và kiểm tra. Điều này thể hiện rõ ở việc quản lý kinh tế vĩ mô. Bởi vì, toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoạt động trong môi trường, thể chế, định hướng nào đều là do đội ngũ cán bộ hoạch định và đội ngũ này là những người trực tiếp tạo môi trường, điều kiện về sử dụng công cụ kinh tế, thực lực kinh tế để tác động, quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường.

Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị Huyện càng trở nên quan trọng, bởi các lý do sau đây:

Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện khiến cạnh tranh trên thị trường thêm quyết liệt, đòi hỏi càng nhiều phương án, quyết định quản lý và sự lựa chọn phương án tối ưu càng khó khăn, phức tạp hơn.

Sự tác động của các quá trình quản lý đối với thực tiễn trong điều kiện mới càng trở nên quan trọng. Các quyết định quản lý sâu sắc, lâu dài, có thể đem lại hiệu

quả lớn, nhưng cũng có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do đó, đối với cán bộ trong hệ thống chính trị Huyện phải có trách nhiệm cao về chất lượng, về tính khoa học trong các quyết định quản lý.

Sự tăng nhanh khối lượng tri thức và độ phức tạp của cơ cấu tri thức, trong đó có tri thức kinh tế và quản lý kinh tế hiện đại, đặc biệt sự xuất hiện của hệ thống thông tin mới, gồm cả thông tin quản lý đã và đang được mở rộng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải có khả năng, trình độ để xử lý thông tin.

Hệ thống quản lý (gồm cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, bộ máy quản lý) phải đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải đổi mới về kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và nâng cao trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)