Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số - lao động
Theo thống kê năm 2016, dân số huyện Tiên Du là 119.721 người. Mật độ dân số là 1.251 người/ km2. Tổng sốlao động xã hội toàn huyện là 71.099 người chiếm 59,39% dân số. Số người trong độ tuổi lao động là 67.514 lao động chiếm
56,39% dân số. Hàng năm dân số huyện tăng từ 1.230 người đến 1.360 người, số người vào độ tuổi lao động tăng từ 750 đến 850 lao động.
3.1.2.2. Cơ sở vật chất của huyện
Hệ thống giao thông phục vụ quá trình đô thị hóa và liên kết giữa các khu dân cư với khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quốc lộ 1A, Quốc lộ 38 được tập trung ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện thuân lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua đã khởi công xây dựng 8 công trình, hạng mục công trình do tỉnh và huyện làm chủ đầu tư với tổng số tiền trên 66,8 tỷ đồng, trong đó có nhiều công trình trọng điểm như: đường Đại Đồng - Cống Bựu, đường vòng núi Lim, đường khu di tích Phật Tích, đường Nội Duệ - Tri Phương, HL4, HL5, DDT1; phối hợp với tỉnh xây dựng mới tỉnh lộ 287, nút giao giữa QL1A với đường 276. Các xã, thị trấn thược hiện 56 dự án đường giao thông nông thôn chiều dài 45 km, tổng số kinh phí trên 56 tỷ đồng.
Các tuyến đê trên địa bàn huyện thường xuyên được tu bổ, nâng cấp, bảo đảm an toàn. Bằng các nguồn vốn của chính phủ, tỉnh và huyện đã thực hiện mặt đê tả sông Đuống được bê tông hóa 100% với chiều dài 11,85km; mặt đê Ngũ Huyện Khê, đê bối cảnh Hưng được gải cấp phối đá răm toàn tuyến chiều dài 12 km, đáp ứng công tác phòng chống lụt bão và giao thông của nhân dân. Chương trình cứng hóa kênh mương phát triển mạnh, đã cứng hóa 1.100m kênh cấp 1; 8.200 m kênh cấp 2; 79.980 m kênh cấp 3.
Mạng lưới điện được cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng trạm biến áp, đường dây trung, hạ thế đáp ứng yêu cầu cấp điện ổn định cho dân sinh và sản xuất kinh doanh. Sản lượng điện tiêu thụ tăng dần qua các năm từ 16.090 MKWh - 250.000 MKWh.
Hạ tầng viễn thông được đầu tư hiện đại, mở rộng cung cấp các dịch vụ, nâng cao chất lượng, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hiện nay, toàn huyện có 33.088 thêu bao điện thoại, đạt 27 thuê bao/100 dân. Toàn huyện lắp đặt 104km cáp các loại và 28,9 km cống cáp ngầm. Toàn huyện có 22 điểm Bưu điện - nhà văn hóa cơ sở. Sản lượng báo chí phát hành là 702 nghìn tờ, cuốn báo chí các loại. Doanh thu bưu chính viễn thông đạt 3,44 tỷ đồng.
Như vậy, với sự quan tâm đầu tư rất lớn của Nhà nước, của tỉnh, huyện về cơ sở hạ tầng như thời gian qua sẽ tạo điều kiện giúp cho cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở chỉ đạo ngày một thuận lợi và hiệu quả cao hơn (Đảng bộ huyện, Báo cáo chính trị nhiệm kỳ 2010 - 2015).
3.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện
Trong những năm gần đây, hoà chung với sự phát triển của cả nước nhân dân huyện Tiên Du dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và UBND huyện đã biết phát huy những lợi thế, tranh thủ thời cơ, vượt qua được những khó khăn thách thức đã giành được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần; an ninh chính trị ổn định. Trong phát triển kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng phát triển ổn định ngành nông nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng phát triển nhanh chóng, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 15.5% (trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước là 7.5%, của tỉnh Bắc Ninh là 12.4%). Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội như trên, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân huyện Tiên Du thì sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, UBND huyện đúng hướng, phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước và của tỉnh đã góp phần rất lớn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân trong toàn huyện.
Năm 2017, huyện Tiên Du tiếp tục củng cố và phát huy sức mạnh mạnh của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội. Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của xã hội như: ô nhiễm môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội; thực hiện các dự án đất kẹp để chống lấn chiếm và dự án đất dịch vụ, cải tạo cảnh quan môi trường, tạo vốn đối ứng để xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng hoàn thành các công trình dở dang và các công trình thực sự thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, xử lý nghiêm những vi phạm trong quá trình thực hiện, nêu cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu. Năm 2018 phấn đấu: tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 11% so với năm 2017; GDP bình quân đạt 73,3 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,5%; giải quyết việc
làm mới cho 2.700 lao động; giữ vững tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,2% (Đảng bộ huyện, Báo cáo tổng kết, 2017).